Để có thể chẩn đoán và điều trị cường giáp thì người bệnh trước tiên cần hiểu được bệnh lý mà mình đang mắc phải là gì? Nó có những nguyên nhân như thế nào? Biểu hiện của bệnh ra sao? Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết được về vấn đề này.
Hiểu được tâm lý người dùng, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản giúp cho bạn có thể chẩn đoán được bệnh cũng như hiểu được điều trị cường giáp như thế nào chuẩn xác nhất. Hãy cùng theo dõi ngay nhé.
Biện pháp chẩn đoán và điều trị cường giáp
Nhiều khi chính những biểu hiện của bệnh cũng khó để cho người bệnh có thể nhận biết được. Tại sao lại vậy? Bởi triệu chứng này có thể là của bệnh lý khác chứ không phải đơn thuần là cường giáp. Vì thế mà cần phải đến những cơ sở y tế để các bác sĩ chẩn đoán và điều trị cường giáp một cách hiệu quả nhất.
Biện pháp chẩn đoán cường giáp
Khi chẩn đoán bệnh lý này thì người ta dựa vào 2 vấn đề đó là các chỉ số xét nghiệm và những biểu hiện lâm sàng của bệnh. Cụ thể như sau:
Những xét nghiệm lâm sàng thì cần quan tâm đến những vấn đề như:
– Hormone giáp được định lượng trong máu
– Độ tập trung của I ốt đã được phóng ra ở khu vực tuyến giáp
– Nồng độ tự kháng thể đang lưu hành trong máu
– Giảm cholesterol
– Tăng đường
– Công thức máu có bị giảm bạch cầu hạt
– Siêu âm tuyến giáp…
Còn về những triệu chứng lâm sàng thì cần quan tâm:
– Bướu tuyến giáp to lên bất thường
– Nhịp tim đập nhanh hơn
– Mắt bị lồi
– Thường xuyên bị mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân
– Tính tình thay đổi
– Giấc ngủ bị rối loạn
– Run chân tay…
Khi dựa vào những vấn đề này các bác sĩ sẽ đưa ra những nhận định cụ thể về bệnh và từ đó sẽ giúp đưa ra những biện pháp điều trị phù hợp nhất để mang lại hiệu quả chữa trị cao cho người bệnh.
Điều trị cường giáp như thế nào?
Và nói đến điều trị cho bệnh cường giáp thì hiện có điều trị nội khoa, phẫu thuật tuyến giáp hay điều trị bệnh bằng phóng xạ. Với mỗi cách điều trị sẽ phù hợp với từng đối tượng khác nhau và từng tình trạng bệnh khác nhau.
Điều trị bằng cách sử dụng thuốc
Điều trị nội khoa cũng được khá nhiều các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên thường thì tình trạng bệnh vẫn ở thể nhẹ và chưa gây ảnh hưởng quá nhiều. Ngoài ra cần đặc biệt lưu ý là không được tự ý sử dụng thuốc mà phải thực hiện đúng liều lượng, thời gian sử dụng theo như chỉ định của bác sĩ.
Và nếu như tình trạng bệnh được duy trì liên tục trong suốt cả khoảng thời gian sử dụng thì sau khoảng từ 18 – 24 tháng thì có thể ngưng hoàn toàn sử dụng.
Phẫu thuật tuyến giáp
Có một số trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định phải phẫu thuật. Trong một số trường hợp:
– Thất bại trong điều trị nội khoa
– Bệnh bị nhiễm và hay tái phát
– Bướu giáp quá to
– Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
– Phụ nữ đang cho con bú
– Không có điều kiện để điều trị nội khoa
Mục đích cuối cùng trong quá trình điều trị này chính là cắt toàn bộ hoặc gần hết tuyến giáp.
Điều trị cường giáp bằng phóng xạ
Khi không có kết quả trong quá trình điều trị nội khoa hoặc người bệnh có độ tuổi lớn hơn 40 tuổi xuất hiện cường giáp không quá lớn. Khi phẫu thuật mà cường giáp lại xuất hiện hoặc người bệnh mắc bệnh suy tim không thể sử dụng được thuốc trong 1 khoảng thời gian dài… thì những đối tượng này sẽ được điều trị cường giáp bằng phóng xạ I ốt.
Tuy nhiên thì không phải trường hợp nào cũng điều trị bệnh lý này đâu nhé. Mà cũng có một số đối tượng không nên dùng đó là:
– Phụ nữ mang thai
– Phụ nữ cho con bú
– Người mà bạch cầu bị giảm thường xuyên
Có thể nói chẩn đoán và điều trị cường giáp sẽ giúp các bác sĩ chữa trị được bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hy vọng những nội dung trên đây sẽ giúp cho bạn có được những kiến thức cần thiết để bảo vệ bản thân mình nhé.
>>>Xem thêm:
Cường giáp là bệnh gì? dấu hiệu nhận biết
Điều trị và phòng ngừa rò mao mạch
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!