[Chi tiết] Biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa

Sau 30 tuổi, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bệnh lý, trong đó có bệnh đau thần kinh tọa. Chúng gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, công việc hàng ngày của người bệnh. Vậy phòng ngừa đau thần kinh tọa như thế nào hiệu quả? Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết ngay sau đây!

Đau thần kinh tọa có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý người bệnh
Đau thần kinh tọa có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý người bệnh

Đau thần kinh tọa hay đau dây thần kinh tọa là từ để chỉ cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa trong cơ thể. Những con đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá và tận các ngón chân. Bệnh đau thần kinh tọa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, vận động và đặc biệt là sức khỏe người bệnh. 

Bệnh thường xuất hiện ở nhóm đối tượng từ 30 – 50 tuổi. Trong đó, người ta thống kê được số lượng nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ. Chủ yếu bệnh xuất phát do đĩa đệm thoát vị chèn vào rễ thần kinh tọa. 

Đau thần kinh tọa không đe dọa tính mạng người bệnh nhưng gây biến chứng xấu. Do đó việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người bệnh nên thực hiện các biện pháp sau để hạn chế bệnh:

Các biện pháp phòng ngừa đau thần kinh tọa – Duy trì luyện tập thể dục

Duy trì các bài tập thể dục thường xuyên và điều độ. Chúng không chỉ giúp duy trì các khớp dẻo dai, hạn chế co cứng mà còn nâng cao thể lực. Hãy lựa chọn những bài tập vừa sức, phù hợp với bệnh lý. 

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về các bài tập. Trong quá trình tập luyện nên có sự theo dõi, hướng dẫn sát sao để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến xương khớp. Người bệnh cũng nên đan xen quãng thời gian nghỉ ngơi ngắn để cơ thể không bị quá tải. 

Một số bài tập đơn giản tốt cho người đau thần kinh tọa như: 

  • Bài tập cải thiện độ linh hoạt vùng thắt lưng
  • Bài tập kéo giãn cơ đùi sau
  • Bài tập kéo giãn cơ hình tháp (hình trái lê)
  • Bài tập kéo giãn toàn cột sống…

Phòng ngừa đau thần kinh tọa thông qua chế độ ăn

Chế độ ăn uống cũng là một trong số nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp. Nhất là trong thời điểm hệ xương khớp chúng ta đang gặp vấn đề, một số thực phẩm người bệnh cần lưu ý. Thực đơn ăn uống cho người đau dây thần kinh tọa nên chú ý các điểm sau: 

Phòng ngừa đau thần kinh tọa bằng cách duy trì thói quen ăn uống đúng
Phòng ngừa đau thần kinh tọa bằng cách duy trì thói quen ăn uống đúng
  • Bổ sung các nhóm vitamin C,D,K và khoáng chất
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây để nâng cao đề kháng
  • Các loại hạt, ngũ cốc, sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Các loại cá béo, thực phẩm giàu Omega 3 nên bổ sung nhiều
  • Hạn chế ăn các loại thịt đỏ, nội tang động vật, đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ và nhiều muối
  • Kiêng chất kích thích, rượu bia, nước có gas

Ngoài chú ý về thực đơn dinh dưỡng, người bệnh đau thần kinh tọa cũng nên chú trọng về cân nặng. Gia tăng trọng lượng cơ thể tạo áp lực nhiều lên hệ cơ xương khớp nói chung. Từ đó chúng làm gia tăng các cơn đau về khớp cũng như bệnh lý xương.

Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý

Luôn lạc quan, tránh căng thẳng là liệu pháp cải thiện sức khỏe hữu hiệu nhất. Thay vì lo lắng bệnh tật, chúng ta hay duy trì những thói quen sinh hoạt và tinh thần tích cực. Điều này không chỉ giúp giảm áp lực về mặt tâm lý mà còn tác động đến yếu tố thần kinh và sức khỏe. 

Thay đổi tư thế sinh hoạt sai để tránh ảnh hưởng đến xương khớp
Thay đổi tư thế sinh hoạt sai để tránh ảnh hưởng đến xương khớp

Thói quen nằm đệm quá dày, giường lò xo hay đệm mềm bạn nên từ bỏ. Mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày như đi lại, khuân vác đồ đạc cần được giảm bớt tùy theo tình trạng đau cột sống thắt lưng. Hãy đảm bảo đúng tư thế khi di chuyển, mang vác đồ vật hay nằm ngủ. 

Nếu đặc điểm công việc đòi hỏi bạn cần duy trì một tư thế trong thời gian dài, hãy có những quãng nghỉ ngắn hơp lý. Bạn có thể thay đổi tư thế, đứng lên đi lại hay tập luyện một vài động tác giữa giờ. Điều này giúp cho cơ thể được nghỉ ngơi, xương khớp được vận động nhẹ nhàng. 

Bệnh xương khớp nói chung và đặc biệt là đau dây thần kinh tọa là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn xảy đến. Bởi thế hãy duy trì những thói quen sinh hoạt tích cực để phòng ngừa đau thần kinh tọa một cách tốt nhất. Định kỳ 4 – 6 tháng, bạn nên thăm khám bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Xem thêm:

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status