Thấp tim là bệnh lý tự miễn do liên cầu khuẩn β tan huyết nhóm A gây nên. Đây là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ 5-15 tuổi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Bệnh thấp tim có thể ảnh hưởng lớn đến chức năng của tim mạch, khớp và thần kinh của trẻ. Với bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh thấp tim
Để chẩn đoán bệnh thấp tim thì dựa trên các tiêu chuẩn của Jone gồm có:
Tiêu chuẩn chính
- Viêm đa khớp: Các biểu hiện ở khớp như đau, sưng, đỏ ở các khớp to. Điều này khiến cho người bệnh khó hoặc là không cử động được các khớp. Đau khớp có tính chất di động, có nghĩa là khi khớp này vừa khỏi thì các biểu hiện trên lại di chuyển sang khớp khác. Tuy nhiên thì nó không để lại di chứng gì.
- Viêm tim: Khi nghe sẽ có tiếng thổi tâm trương hay tâm thu. Cũng có thể có thêm tiếng cọ màng tim, mạnh nhanh mà nhỏ, gõ tim sẽ thấy diện tim to.
- Xuất hiện cục Meynet ở dưới da: Dưới da xuất hiện những hạt to bằng hạt đỗ hoặc là hạt ngô. Chúng thường xuất hiện ở các khớp và cột sống, di chuyển được, rắn.
- Hồng ba: Người bệnh cũng có thể xuất hiện ban hồng hình vòng tròn và nhạt dần vào bên trong. Đây là dấu hiệu cho thấy các biến đổi của tổ chức ở dưới da.
- Múa giật: Người bệnh bị rối loạn về thần kinh, từ đó dẫn đến vận động không tự chủ, không mục đích do tổn thương não.
- Suy tim: Người bệnh gặp tình trạng khó thở, phù, ho khan, gan to, phổi có ran ẩm, tĩnh mạch cổ nổi…
Các tiêu chuẩn phụ
- Người bệnh có biểu hiện sốt
- Tiền sử người bệnh từng bị viêm khớp do liên cầu
- Tốc độ lắng máu tăng cao
- Bạch cầu tăng
- Điện tâm đồ sóng PR kéo dài: Đây là xét nghiệm còn được gọi là ECG hay EKG. Xét nghiệm này để ghi lại các tín hiệu điện hoạt động của tim. Và từ đó các bác sĩ sẽ biết được tình trạng viêm của tim hay chức năng tim kém.
- Siêu âm tim: Đây là cách các bạn sẽ phát hiện những bất thường của tim bằng cách sử dụng sóng âm thanh để tạo nên hình ảnh của tim được hiển thị ở trên màn hình điện tử.
- C-reactive protein dương tính
Biện pháp điều trị bệnh thấp tim
Nguyên tắc điều trị bệnh thấp tim:
- Điều trị các triệu chứng của bệnh thấp tim
- Điều trị nguyên nhân gây nên bệnh thấp tim
- Và phòng bệnh thấp tim tái phát
Điều trị cụ thể
Bệnh thấp tim cấp tính có thể gặp phải sau khi người bệnh bị nhiễm trùng họng do vi khuẩn liên cầu gây ra. Nếu như bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới các biến chứng trầm trọng gặp phải ở van tim. Chính vì vậy mà có hai chiến lược quan trọng trong điều trị bệnh thấp tim ở giai đoạn cấp như sau:
- Đầu tiên là cần phải loại bỏ liên cầu khuẩn có trong cơ thể bệnh nhân. Ngăn chặn tại pháp thấp tim bằng cách sử dụng kháng sinh kịp thời. Với phương pháp này có thể giảm đi nguy cơ tổn thương van tim. Việc điều trị bệnh thấp tim bằng cách sử dụng kháng sinh cũng khá đơn giản. Chỉ cần sử dụng thuốc kháng sinh Penicillin, trong trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với penicillin thì có thể sử dụng một số loại thuộc kháng sinh khác.
- Khi bệnh nhân ở trong giai đoạn cấp thì có thể điều trị các triệu chứng bằng cách sử dụng thuốc giảm viêm. Nó có tác dụng để giảm viêm các khớp. Nếu bệnh nhân bị viêm tim nặng thì có thể sử dụng nhóm thuốc là Corticoid.
- Hàng tháng hay là cứ sau 3 tuần trong vòng vài năm sau khi bị bệnh. Bệnh nhân cần được tiêm phòng thấp tim bằng penicillin chậm. Vấn đề này sẽ phục thuộc vào chỉ định của bác sĩ khi xem xét tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Từ đó giúp ngăn ngừa bệnh thấp tim tái phát.
Lời kết
Có thể thấy bệnh thấp tim là căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên phương pháp điều trị ở trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Khi điều trị, sử dụng thuốc cần phải tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu được các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim.
>>>Xem thêm: Các mức độ hở van tim hai lá và cách chẩn đoán bệnh
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!