Hiện nay, nhu cầu làm việc và học tập trên máy tính ngày càng cao, cũng từ đây mà các vấn đề về mắt là chuyện thường gặp nếu tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử. Một yêu cầu đặt ra là khi mắc phải các bệnh lý về mắt tật khúc xạ thì phải có cách chăm sóc thế nào để không bị nặng hơn và làm chậm tiến trình của bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề trên.
Khái niệm của bệnh lý về mắt tật khúc xạ
Đối với mắt bình thường thì khi hình ảnh của sự vật đi qua những hệ thống quang học sẽ được hội tụ đúng trên phần võng mạc nhằm giúp mắt nhìn rõ các cảnh vật xung quanh. Tuy nhiên, trường hợp mắt bị tật khúc xạ thì hình ảnh của các vật sẽ không được hội tụ trên phần võng mạc, nó được đặt trước võng mạc dẫn đến việc nhìn bị mờ.
Phân loại các tật khúc xạ hiện nay
Theo nghiên cứu của các chuyên gia về mắt thì tật khúc xạ đang được chia làm 3 loại cơ bản là cận thị, viễn thị và loạn thị.
- Cận thị được biết là trường hợp khi xa bị mờ, nhìn vật gần thì rõ hơn và phần lớn thường xảy ra với những lứa tuổi học sinh.
- Viễn thị thì lại được chia nhỏ ra làm 2 dạng là viễn thị nhẹ nhìn xa thấy rõ, gần thì bị mờ; viễn thị nặng hơn thì cả khoảng cách xa và gần đều bị mờ đi.
- Loạn thị là trường hợp bạn có thể nhìn mờ cả xa lẫn gần kèm theo với các hình ảnh bị biến dạng (đường thẳng sẽ thấy không thẳng, tròn thành hình bầu dịch hoặc bị méo mó không đều).
Tình trạng bị loạn thị hay đi kèm với cận thị hay viễn thị. Một vài dấu hiệu báo động cho tật khúc xạ như xem tivi phải đến gần mới thấy rõ, kết quả học tập, lao động bị giảm sút, mỏi mắt, buồn ngủ khi học tập hoặc làm việc,….
Một số biểu hiện cụ thể về tật khúc xạ mắt
Biểu hiện dễ phát hiện nhất là không thể nhìn rõ các vật ở xa dù đã cố điều tiết mắt tối đa, điển hình như đi học không thấy rõ chữ trên bảng hoặc nhầm lẫn, xem phim hay nheo mắt hoặc không nhìn được cận mặt diễn viên.
Bên cạnh đó, do dấu hiệu của tật khúc xạ mắt có phần phức tạp nên phải tùy thuộc vào từng loại sẽ có có các phản ứng khác nhau. Về cơ bản thì sẽ có một số dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Không thể nhìn thấy rõ ràng các sự vật ở khoảng cách xa, đôi khi chỉ thấy một mảng mờ.
- Thường xuyên nheo mắt hoặc tiến đến gần mới có thể xác định được vật thể.
- Bị các triệu chứng nhức đầu, mỏi mắt, vùng nhìn bị chói, có quàng sáng hoặc nhìn đôi, từ một vật thấy ra hai vật.
Cách chăm sóc mắt giúp giảm tật khúc xạ ở mắt
Tuy không thể khôi phục lại hiện trạng ban đầu bằng cách tự nhiên, nhưng bạn có thể tự chăm sóc đôi mắt để hạn chế bị tật khúc xạ nặng hơn hoặc giữ vững nó ở một mức độ nhất định.
Cung cấp đầy đủ ánh sáng
Trong quá trình học tập và làm việc phải đảm bảo có đủ ánh sáng, loại ánh sáng này thường có cường độ lớn hơn gấp 3 lần so với nguồn ánh sáng trong phòng. Không nên sử dụng 1 đèn để đọc sách khi phòng tối, nếu ban đêm, cần phải có thêm một đèn bàn và đèn cần có tấm chụp phản chiếu. Lời khuyên là bạn nên sử dụng kết hợp dạng đèn tròn và đèn ống. Ánh sáng nên được chiếu theo quy tắc từ sau, trên xuống, nghịch với bên thuận tay.
Chọn đúng kích thước bàn ghế
Kích thước của bàn ghế cũng là yếu tố vô cùng quan trọng, phải chọn thực thật phù hợp với chiều cao của mỗi người để có được khoảng cách đúng nhất từ mắt đến sách và không phải cúi đầu quá nhiều.
Phải ngồi đúng tư thế
Theo các chuyên gia, thì tư thế ngồi đúng phải là ngồi thẳng lưng, 2 chân khép, phần 2 bàn chân thì để sát với nền nhà, đầu hơi cúi tầm 10 đến 15 độ. Lưu ý là không được cúi mặt, nghiêng đầu hoặc áp má lên bàn. Nên để mắt xa với sách 1 khoảng cách thích hợp nhất. Cách để tính khoảng cách này là đo từ chỗ đầu ngón cái hay ngón trỏ cong lại đến phần cùi chỏ (thường thì khoảng 35cm).
Giảm căng thẳng cho mắt
Người bị tật khúc xạ mắt không nên hoạt động mắt quá lâu, hạn chế lại thời gian xem tivi, chơi game điện tử, vi tính,…Không được đọc sách có cỡ chữ quá nhỏ, mở hoặc hình ảnh lem nhem. Cứ mỗi 20 phút làm việc thì bạn nên nhìn ra một khoảng cách xa 6m trong thời gian từ 3 đến 5 phút. Tuyệt đối không làm việc gì mà hoạt động thị giác hơn 40 phút.
Thực hiện biện pháp ăn uống khoa học
Nên thường xuyên ăn các thực phẩm có chứa vitamin A như gan, trứng, những loại rau củ quả có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ,…và các loại rau màu xanh đậm. Kết hợp với thể dục thể thao hợp lý, phù hợp với từng lứa tuổi khác nhau.
Xem thêm:
Bệnh lý về mắt, tật khúc xạ:Nguyên nhân, biểu hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh Viễn thị
Kết luận
Tóm lại, hầu như bệnh lý về mắt tật khúc xạ luôn làm cho người bị bệnh khó chịu do sự bất tiện khi di chuyển và làm việc hàng ngày. Để khắc phục cũng như giảm sự phát triển của bệnh thì bản thân mỗi người phải có một lượng kiến thức để đưa ra cách chăm sóc phù hợp nhất.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!