Cách dùng máy đo huyết áp cơ đem lại hiệu quả cao

Ngày nay, tỉ lệ mắc bệnh huyết áp ngày càng lớn do ăn uống, môi trường xung quanh ảnh hưởng, tác động tới sức khỏe chúng ta. Khi biết cách đo huyết áp thì sẽ biết được cơ thể mình như nào để có cách điều trị. Vì vậy, các bạn hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu cách dùng máy đo huyết áp cơ đem lại hiệu quả cao.

Máy đo huyết áp được biết đến như nào?

  • Máy đo huyết áp được biết đến là phương pháp thủ công dùng để khám, đo, xem chỉ số huyết áp tăng lên hay giảm xuống của chúng ta chỉ trong 1 thời gian xác định cụ thể. 
  • Và máy đo huyết áp gồm có nhiều loại khác nhau như: máy đo huyết áp điện tử, máy đo huyết áp thủy ngân và máy đo huyết áp cơ.
  • Cụ thể, máy đo huyết áp cơ được sử dụng khá nhiều trong những phòng khám tư nhân, bệnh viện. Máy đo huyết áp cơ bao gồm đồng hồ đo, bóng để bơm hơi và vòng bít dùng để quấn lên bắp tay bệnh nhân. Đây là 1 trong những thiết bị bền, chỉ số đo chênh lệch không đáng kể.
Hình ảnh máy đo huyết áp cơ được nhiều người sử dụng để đo huyết áp.

Cách dùng máy đo huyết áp cơ đem lại hiệu quả cao.

Trước khi đo cần chuẩn bị.

  • Tốt nhất bạn nên mặc quần áo dễ chịu, thoải mái và tránh bộ y phục quá bó người (  vì điều này sẽ làm cho dòng máu lưu thông và không ảnh hưởng đến chỉ số đo của người bệnh).
  • Không nên sử dụng các loại kích thích, đồ uống có cồn và nếu vừa đi làm về thì nên nghỉ ngơi 5 – 7 phút cho thoải mái rồi mới đo huyết áp.
  • Đo huyết áp với tư thế: nằm hoặc ngồi. Nhưng vẫn nên kiểm tra bằng tư thế đứng sẽ ổn hơn và nên kiểm tra định kỳ.
  • Trước khi sử dụng máy đo huyết áp, bạn cần tìm hiểu rõ cách đo, cách xem số liệu, kiểm tra máy,…
  • Khi đo huyết áp thì độ khuếch đại âm thanh to khiến ta nghe được mạch đập rõ.
  • Khi dùng máy đo huyết áp cơ sẽ có đồng hồ báo chỉ số đo huyết áp của người bệnh.
  • Còn với quả bóp cao su sẽ để bơi hơi vòng bít rồi qua ống dẫn cao su.
  • Chất liệu của vòng bít được làm bằng vải, bền lâu.

Cách sử dụng đối với vòng bít.

  • Ta mở vòng bít theo hình tròn, luồn vào bắt tay và khoảng cách giữa khuỷu tay và mép dưới vòng bít là 2 cm – 3cm.
  • Đặt chuẩn xác vòng bíp sao cho vạch dấu vòng bít đặt cùng hướng của mạch máu người bệnh; Kết quả còn có thể bị sai nếu vòng sắt đặt lên trên mạch máu.
  • Ta nhẹ nhàng kéo đầu vòng bít qua vòng sắt và quanh bắp tay. Sử dụng lực vừa phải khi siết vòng bít.
Hình ảnh của vòng bít giúp ta dễ nhận biết hơn.

Thực hiện việc đo huyết áp.

  • Trước tiên, ở quá trình đo huyết áp ta cần gắn ống nghe lên tai để nghe được nhịp mạch đập của tim.
  • Cầm vào quả bóng cao su bằng tay phải, sau đó bơm vòng vòng bít. Không chỉ vậy, bạn nên bóp căng khóa tay để tạo ra áp lực rơi vào khoảng 20mm – 30mm thủy ngân lớn hơn huyết áp. Tiếp, bộ truyền động bên tay trái sẽ nới lỏng và từ từ để khí bên trong vòng bút giảm đi, khi sử dụng thì bạn cần kiểm tra vòng bít.
  • Nhịp đập của tim khi được bạn nghe rõ rồi thì hãy đọc cẩn thận, chính xác chỉ số ghi ở vòng bít và giá trị này gần tương dương với  1 huyết áp tối đa hoặc áp suất tâm thu.
  • Nhịp đập của tim sẽ không còn nghe thấy nữa vì áp suất lúc này đã giảm. Chỉ số này được ghi tại lúc sự liên kết này nghe không còn rõ sẽ cho áp suất tối thiểu hoặc huyết áp tâm trương.
  • Sau 15 phút – 20 phút thì bạn có thể đo lại huyết áp sau lần đầu đo nếu cảm thấy lần đầu chưa được chính xác.
  • Cách đọc chỉ số đo đúng trên máy đo huyết áp cơ.

  • Dành cho người có huyết áp bình thường:
  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: 90 mmHg – 130 mmHg.
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: 60 mmHg – 85 mmHg.
  • Dành cho người có chỉ số huyết áp thấp:
  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: dưới 85 mmHg
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: dưới 60 mmHg
  • Dành cho người có chỉ số huyết áp cao:
  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: 130mmHg – 139mmHg
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: 85 mmHg – 90 mmHg

=> Các chỉ số trên được gọi là Tiền tăng huyết áp.

  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: 140mmHg – 159mmHg
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: 90mmHg – 99 mmHg

=> Các chỉ số trên được gọi là: cấp độ 1 tăng huyết áp.

  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: 160mmHg – 179mmHg
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: 100 mmHg – 109 mmHg

=> Các chỉ số trên được gọi là: cấp độ 2 tăng huyết áp.

  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: lớn hơn 180mmHg 
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: lớn hơn 110 mmHg

=> Chỉ số trên được gọi là: cấp độ 3 tăng huyết áp.

  • Chỉ số của huyết áp tâm thu: lớn hơn 140mmHg
  • Chỉ số của huyết áp tâm trương: nhỏ hơn 90 mmHg 

=> Chỉ số trên được gọi là tăng huyết áp tâm thu đơn độc.

 

 

Hình ảnh dựa vào chỉ số đo huyết áp trên máy đo huyết áp cơ để ta có thể nhận biết được chính xác là huyết áp đang tăng hay giảm.

Xem thêm:

Kết luận:

 Tóm lại, bài viết trên của chúng tôi vừa giúp bạn nhận ra được cách đo huyết áp cơ đem lại hiệu quả cao. Từ đó, các bạn có thể học được cách máy đo huyết áp sao cho chính xác nhất và phát hiện kịp thời tình trạng người bệnh.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status