Viêm phổi là bệnh lý thường gặp nhất ở trẻ và đây là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và điều trị, chuẩn đoán kịp thời. Bài viết dưới đây là những cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ em, các mẹ có thể tham khảo để có thể phát hiện bệnh kịp thời và có hướng chăm sóc trẻ đúng cách nhất để tránh những hậu quả khó lường.
Nguyên nhân nào gây nên viêm phổi ở trẻ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng viêm phổi ở trẻ. Và trong đó nguyên nhất hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi thường là do vi khuẩn như vi khuẩn Listeria monocytogenes,Streptococcus nhóm B, Branhamella Catarrhalis, H.influenzae.s, S.aureus. Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi nguyên nhân gây bệnh phổi thường là do vi khuẩn gram âm, vi khuẩn Klebsiella Pneumoniae. Coli.
Ở trẻ từ 5-15 tuổi nguyên nhân gây bệnh phổi thường gặp do H.influenzae, virus Respiratory Syncytial (RSV),… Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em còn do ký sinh trùng, nấm, lao… Mặc dù Histoplasmosis Toxoplasmosis và Candida cũng hiếm gặp nhưng cũng có thể gây viêm phổi ở trẻ em trong một số hoàn cảnh đặc biệt.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lý viêm phổi ở trẻ em
Việc phát hiện và điều trị kịp thời bệnh viêm phổi có thể ngăn chặn nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm ở trẻ, giúp giảm thiểu tử vong.
Dựa theo nhiều nghiên cứu khoa học, các bác sĩ cho biết các mẹ có thể phát hiện bệnh viêm phổi sớm qua các biểu hiện sau.
- Trẻ viêm phổi sẽ thở nhanh
Đây chính là biểu hiện xuất hiện sớm nhất khi trẻ có nguy cơ bị viêm phổi. Và biểu hiện này còn được phát hiện bệnh viêm phổi sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi chụp Xquang và cả khi nghe phổi bằng ống nghe. Có thể sử dụng đồng hồ có kim giây để thực hiện đếm nhịp thở nhanh ở trẻ.
Trẻ viêm phổi thở nhanh khi nhịp thở của trẻ được tính như sau:
– Trẻ dưới 2 tháng tuổi có nhịp thở từ 60 lần/ 1 phút trở lên.
– Trẻ từ 2 – 11 tháng tuổi nhịp thở từ 50 lần /1 phút trở lên.
– Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi có nhịp thở từ 40 lần /1 phút trở lên.
Nếu trẻ có dấu hiệu nhịp thở nhanh như trên là trẻ đã có triệu chứng của bệnh viêm phổi thì cha mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế thăm khám, điều trị kịp thời nhất.
Dấu hiệu bệnh viêm phổi trở nặng
Dấu hiệu để nhận biết viêm phổi trở nặng ở trẻ là biểu hiện thở co lõm lồng ngực. Có nghĩa là khi trẻ hít vào phần dưới lồng ngực sẽ bị cơ này kéo lõm vào thay vì nở ra như người bình thường. Nếu biểu hiện bé thở co lõm lồng ngực thì lúc này bệnh viêm phổi đã trở nặng, cha mẹ cần cho bé nhập viện cấp cứu ngay để điều trị.
Biểu hiện co lõm lồng ngực là một dấu hiệu chuẩn xác nhất khi phát hiện viêm phổi đã trở nặng. Nếu chưa hiểu rõ thì cha mẹ hãy vén áo trẻ lên cao để thấy rõ vùng ngực và bụng trẻ, quan sát khi trẻ nằm yên, lúc không khóc và không bú.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu?
Dưới đây là những dấu hiệu nguy hiểm nếu thấy xuất hiện ở trẻ các mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay:
- Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi: Thở khò khè, bỏ bú hoặc bú kém, ngủ li bì – khó đánh thức trẻ dậy, co giật, sốt hoặc lạnh.
- Ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi: Thở có tiếng rít, trẻ không thể uống được gì cả, ngủ li bì – khó đánh thức, co giật.
Chẩn đoán phân biệt
Thông thường bệnh viêm phổi thường được chẩn đoán với các bệnh lao phổi, dị vật gây viêm phổi kéo dài hoặc lặp đi lặp lại, trẻ bị dị vật đường thở vì trẻ có hội chứng xâm nhập. Đặc biệt, bệnh suy tim cũng có một trong các dấu hiệu rất dễ nhầm lẫn với viêm phổi.
Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ
Các bác sĩ cũng đưa ra rất nhiều biện pháp để phòng ngừa viêm phổi ở trẻ em.
- Trong các biện pháp quan trọng nhất chống viêm phổi ở trẻ là cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Biện pháp này giúp giảm gần ¼ viêm phổi ở trẻ em.
- Nên sử dụng bếp sạch, không khói để giảm 50% nguy cơ gây tình trạng viêm phổi ở trẻ em.
- Cha mẹ nên tiêm phòng HIB và phế cầu viêm phổi cho trẻ em.
Ngoài ra, để phòng bệnh viêm phổi ở trẻ cha mẹ cần thực hiện các biện pháp khác như:
- Nuôi dưỡng trẻ tốt, tránh để trẻ suy dinh dưỡng.
- Cho trẻ uống Vitamin A theo khuyến cáo của bác sĩ, chú ý tiêm phòng đầy đủ cho bé theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
- Cha mẹ cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ.
- Tránh để trẻ hít phải khói bụi, khói thuốc lá thụ động
- Trong quá trình chăm sóc bé, cha mẹ cần thực hiện rửa tay sạch sẽ tránh tình trạng lây nhiễm cho bé.
Xem thêm:
Tổng kết
Như vậy, để cho bé luôn khỏe mạnh, cha mẹ cần theo dõi, hiểu biết cách nhận biết sớm bệnh viêm phổi ở trẻ. Việc phát hiện sớm và điều trị là rất quan trọng nó giúp ngăn ngừa biến chứng và tử vong do bệnh.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!