Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. Nhận biết sớm dấu hiệu thoát vị đĩa đệm sẽ giúp người bệnh điều trị dứt điểm cũng như phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất. Làm sao để nhận biết bệnh thoát vị thông qua các dấu hiệu, mời các bạn theo dõi chi tiết bài viết của chúng tôi.
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm phổ biến
Ở giai đoạn đầu của bệnh thoát vị, các biểu hiện của bệnh lý không nhiều và rõ rệt. Vì thế người bệnh rất hay nhầm lẫn chúng với các bệnh xương khớp khác. Do vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu tâm trong vấn đề theo dõi sức khỏe để sớm nhận biết bệnh.
Bệnh thoát vị đĩa đệm thường hay gặp nhất là ở vùng cổ, vùng cột sống thắt lưng. Với mỗi vị trí người bệnh sẽ cảm nhận thấy các dấu hiệu bệnh khác nhau như:
Dấu hiệu ở vùng cột sống thắt lưng
Thắt lưng là vị trí dễ bị thoát vị đĩa đệm do trọng lượng cơ thể và quá trình vận động tạo áp lực lên vùng này nhiều. Khi bị bệnh, bạn sẽ gặp phải các tình trạng sau:
- Những cơn đau âm ỉ kéo dài. Đau nhức lan rộng từ vùng thắt lưng ra xung quanh rất đột ngột và bất ngờ, gây cho người bệnh sự khó chịu.
- Bên cạnh những cơn đau thắt lưng còn kéo theo hiện tượng đau thần kinh tọa. Đau đơn lan rộng theo hình vòng cung, từ thắt lưng lan đến vùng trước ngực, thậm chí đau dọc theo các cơ liên sườn.
- Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng thường bị yếu chi. Chân tay luôn tê rần và khó duỗi gập, đặc biệt là phần ngón cái. Bệnh nhân có thể thấy rõ nhất tình trạng tê này ở phần mu bàn chân hay phần mông.
- Đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm thường tăng dần khi người bệnh ngồi, vận động đột ngột, ho hay nằm nghiêng.
- Người bệnh thường có xu hướng đứng vẹo người về một bên để giảm cơn đau.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể nhận biết thông qua các biểu hiện bệnh sau đây:
- Vùng cổ bị đau cứng, nhức mỏi và lan rộng ra vùng gáy xuống bả vai.
- Đĩa đệm thoát ra chèn vào dây thần kinh gây tê bì ngón tay cái, các vùng bị ảnh hưởng đôi khi bị mất cảm giác.
- Việc cử đông cánh tay bị hạn chế. Cơ bắp tay dần dần bị suy nhược, khả năng lực tay bị kém linh hoạt.
- Một số trường hợp người bệnh bên cạnh việc đau vùng cổ còn có xuất hiện thêm các hiện tượng khác.
Ngoài ra, một số biểu hiện đi kèm các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm như là:
- Ngứa râm ran trong da thịt vùng đĩa đệm thoát vị, nhất là khi người bệnh cúi người.
- Trường hợp bị rối loạn tiểu tiện, đại tiện không tự chủ.
- Chóng mặt, đau nhức đầu, cơ thể suy nhược.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Bên cạnh việc phát hiện và điều trị thoát vị, người bệnh cũng cần chú ý đến các biện pháp phòng tránh bệnh. Việc nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe, chăm sóc chu đáo bản thân sẽ giúp bạn tránh xa nguy cơ mắc bệnh lý này.
- Luôn tăng cường bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt là nhóm hoa quả giàu vitamin, rau xanh giàu chất xơ, đạm từ thịt, cá, trứng, sữa, các loại họ đậu,…
- Tránh xa các thực phẩm ăn nhanh, đồ ăn nhiều muối, các chất kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng. Chúng làm đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương và không tốt cho tình trạng thoát vị.
- Chăm chỉ vận động và luyện tập mỗi ngày. Có rất nhiều bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm cải thiện bệnh. Bạn hãy kiên trì luyện tập để tốt cho sức khỏe và tăng độ bền, độ dẻo dai xương khớp.
- Luôn vận động nhẹ nhàng và tránh ngồi, đứng một tư thế quá lâu.
- Sinh hoạt một cách lành mạnh và khoa học, người bệnh không nên mang vác nặng quá sức để tránh tổn hại xương khớp.
- Khi thấy các dấu hiệu bất thường của xương khớp, đừng chủ quan mà nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin dành cho bạn đọc về bệnh lý cũng như dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cần biết. Hi vọng người bệnh sẽ chủ động hơn trong việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh được tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!