Khi nắm bắt được cách điều trị và phòng tránh viêm tai xương chũm hiệu quả thì sẽ giúp cho bạn giảm thiểu được những biến chứng của bệnh. Đồng thời sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn, khỏe mạnh hơn đặc biệt là khả năng nghe sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Vậy bạn đã biết bệnh sẽ được điều trị theo những phương pháp nào và việc phòng tránh của nó ra sao hay chưa? Nếu như đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng theo dõi ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Biến chứng của viêm tai xương chũm
Nếu như không được điều trị kịp thời bệnh sẽ gây nên một số biến chứng và trong đó lo ngại nhất là giai đoạn hồi viêm. Nó chứa khá nhiều những biến chứng như gây nên viêm màng não, áp xe não hay viêm tính mạch bên… nó có thể đe dọa và gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh. Vì thế mà phải xếp nó vào một trong những loại viêm vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra thì nó còn gây nên một số biến chứng nữa như khả năng ăn mòn xương gây biến chứng nội sọ. Với những người có sức đề kháng yếu thì nó lại càng nguy hiểm nhiều hơn nữa. Chính vì thế mà bạn cần phải nắm bắt được cách điều trị bệnh để có thể quá trình được diễn ra hiệu quả nhất.
Biện pháp điều trị viêm tai xương chũm
Nếu như trước đây người ta thường dùng biện pháp khoét rộng xương chũm sau đó điều trị nội khoa bằng kháng sinh giúp chống viêm để giúp bệnh lý thuyên giảm thì hiện nay, khi khoa học y tế phát triển cùng với hệ kháng sinh hiệu quả và đa dạng hơn thì việc điều trị cũng đã khác hơn một chút. Đã có trường hợp được điều trị nội khoa, sau khi rạch mở lỗ dẫn thì sẽ tiêm thuốc, tất cả đều được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
Nếu như để mãn tính thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn một chút nhưng nếu như phẫu thuật sớm thì khả năng nghe và tránh viêm cũng được thực hiện khá hiệu quả đấy.
Về nguyên tắc trong quá trình điều trị
Khi nói đến điều trị và phòng tránh viêm tai xương chũm thì cần phải để ý đến nguyên tắc vì điều này sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình thực hiện. Cụ thể:
– Khi điều trị nội thì kháng sinh sử dụng liều cao ngay từ đầu và phổ rộng
– Nếu cần thiết thì cần phẫu thuật ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm
– Trong quá trình điều trị tích cực thì ngoài kháng sinh thì sử dụng kháng viêm cùng thuốc giảm đau.
– Khi túi mủ hình thành thì tiến hành phẫu thuật. Hoặc khi xuất hiện các triệu chứng như sốt, mệt, đau đầu, mất ngủ, điếc…
Về quá trình điều trị cụ thể
Dù người bệnh được điều trị nội khoa hay ngoại khoa thì cũng cần phải để ý vào những triệu chứng hay diễn biến của bệnh nữa. Việc dùng thuốc chắc chắn cũng sẽ đem lại hiệu quả nhưng bên cạnh đó bạn có thể xem xét một số phương pháp điều trị ngoại khoa như:
– Làm sạch viêm bằng cách mở sào bào dẫn lưu mủ đồng thời tạo sự thông thương giữa các tế bào chũm và tai giữa.
– Nếu như quá trình điều trị và sử dụng thuốc kháng sinh không đem lại hiệu quả thì có thể dùng đến phương pháp phẫu thuật để loại bỏ hết xương chũm.
Phương pháp phòng tránh viêm tai xương chũm
Để phòng tránh được bệnh lý này thì hãy cố gắng hạn chế tình trạng viêm tai giữa xuất hiện vì nó sẽ gây nên biến chứng là viêm tai xương chũm đấy. Tùy vào từng độ tuổi mà có phương pháp khác nhau, cụ thể như:
– Với người trưởng thành thì cần phải giữ vệ sinh tai luôn sạch sẽ, khi lau rửa cần thực hiện nhẹ nhàng tránh những thao tác mạnh sẽ làm tổn thương niêm mạc đồng thời khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào tai gây nên viêm tai. Khi tắm, gội hay khi bơi lội hãy cố gắng hạn chế tối đa nước vào tai và nếu thấy hiện tượng của bệnh tai mũi họng thì cần phải có biện pháp điều trị nhanh chóng.
– Với trẻ nhỏ: Luôn giữ vệ sinh tay, chân, mũi miệng sạch sẽ sau khi trẻ chơi hay trước khi ăn cần vệ sinh tay sạch. Ngoài ra việc tiêm phòng đúng thờ điểm và đủ mũi cũng sẽ giúp cho trẻ phòng được bệnh hiệu quả. Hãy cho trẻ bú mẹ đến khi 2 tuổi vì trong sữa mẹ có khá nhiều chất đề kháng tốt và môi trường khói bụi, thuốc lá… thì tránh cho trẻ tiếp xúc.
Với những chia sẻ trên đây về điều trị và phòng tránh viêm tai xương chũm hy vọng đã giúp bạn có được thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe và cải thiện khả năng nghe của mình nhé.
>>>Xem thêm:
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!