Đối tượng thường gặp và cách phòng ngừa bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim hay còn được gọi là bệnh tim do thấp, nó có thể bắt ở ở bất cứ lứa tuổi nào và có thể để lại nhiều di chứng nặng nề nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế mà phòng bệnh chính là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ tới các bạn đối tượng thường gặp bệnh thấp tim và cách phòng ngừa bệnh thấp tim. Chúng ta cùng theo dõi nhé. 

Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thấp tim

cách phòng ngừa bệnh thấp tim
Trẻ em từ 5-15 tuổi chính là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thấp tim cao nhất.

Bệnh thấp tim là căn bệnh có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên thì bệnh này thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, người có có độ tuổi vào khoảng 5-15 tuổi. Theo thống kê thì có đến 90% bệnh nhân thấp tim ở độ tuổi 7-15, đặc biệt ở 9-12 tuổi, bệnh ít gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp đôi nam giới. 

Trong nhiều trường hợp người mắc bệnh thấp tim do tiền sử gia đình. Một số người mang gen đặc biệt có thể khiến họ bị bệnh thấp tim. 

Theo các bác sĩ thì những người sống ở khu vực có khí hậu lạnh, độ ẩm cao có khiến nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bệnh đặc biệt thường hay xuất hiện ở giai đoạn chuyển mùa giữa Đông và Xuân. Khi đó trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn hầu họng và có thể tiến triển thành thấp tim. 

Cùng với đó thì bệnh cũng thường xuất hiện ở những người có cơ địa bị dị ứng. Ví dụ như hen phế quản, chàm hay mề đay…

Ngoài ra thì với điều kiện sinh hoạt, vệ sinh kém, nền kinh tế còn khó khăn, gia đình đông con, điều kiện sinh sống chật chội cũng là những tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy mà bệnh này thường gặp ở các nước đang phát triển. Và rất hiếm gặp ở các nước phát triển. Tại Việt Nam thì bệnh thấp tim có tỷ lệ mắc phải giảm rất nhiều. Tuy  nhiên vẫn còn có nhiều bệnh nhân phải nhập viện để điều trị những di chứng, tổn thương do thấp tim để lại. 

Cách phòng ngừa bệnh thấp tim

cách phòng ngừa bệnh thấp tim
Cách phòng ngừa bệnh thấp tim

Bệnh thấp tim hoàn toàn có thể được phòng ngừa để tránh dẫn tới những bệnh nguy hiểm ở van tim. Hoặc là phòng tránh sự tiến triển nặng của bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh thấp tim bao gồm:

  • Mỗi cá nhân, gia đình cần giữ gìn, vệ sinh môi  trường sống của mình sạch sẽ. 
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là ở vùng tai mũi họng. 
  • Vào mùa đông cần giữ ấm cho khu vực cổ họng, mũi và ngực.
  • Ăn đủ chất, xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để giúp tăng sức đề kháng.
  • Cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm khuẩn hầu họng, viêm xoang, viêm amidan ở trẻ.
  • Với trẻ đang ở độ tuổi từ 5-15 tuổi, thì cha mẹ cần phải theo dõi sát sao khi trẻ bị viêm họng tái lại nhiều lần. Hãy gặp phải các triệu chứng như đau mỏi, nóng, sưng, đau khớp, đau vùng tim, tức ngực, mệt mỏi, khó thở hoặc là gặp những bất thường về tâm thần, vận động. Đây là những dấu hiệu quan trọng để phát hiện và điều trị bệnh thấp tim kịp thời. 
  • Cần tiêm phòng đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh cho bệnh tái phát. Và có thể gây ra những di chứng nguy hiểm về sau. Việc tiêm phòng thấp tim với trẻ từng mắc thấp tim và đã được điều trị ổn định là rất quan trọng. Bởi nếu như không được tiêm phòng, bệnh có khả năng tái phát nhiều lần. Và từ đó để lại các di chứng ngày càng nặng, dẫn tới các tình trạng suy tim khó hồi phục rất nguy hiểm đến tính mạng cho người trẻ. 

Lời kết

Bệnh thấp tim là một bệnh lý nguy hiểm, tuy  nhiên thì nó có thể phòng ngừa được bằng cách thực hiện lối sống an toàn cùng các biện pháp đã được nếu ở phía trên. Hy vọng qua bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về đối tượng mắc thấp tim phổ biến. Cũng như là cách phòng ngừa bệnh thấp tim. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe con em mình được tốt hơn. 

>>Xem thêm: Các biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh thấp tim

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status