Việc xét nghiệm đông máu sẽ giúp cho y bác sĩ có thể đánh giá cũng như chuẩn đoán được cơ thể bạn đang có khả năng đông máu như thế nào? Nhanh hay chậm và quá trình này diễn ra trong thời gian bao lâu. Trong quá trình cầm máu thì đông máu vô cùng quan trọng vì thế mà chúng ta cần đặc biệt lưu tâm đến vấn đề này.
Và để hiểu hơn về đông máu cũng như tầm quan trọng của các xét nghiệm này thì hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây nhé.
Đông máu là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản, đông máu chính là quá trình bảo vệ cơ thể khi chúng ta bị thương. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng và là quá trình tạo ra các cục máu đông giúp ngăn chặn tình trạng chảy máu ở vết thương hở.
Khi chúng ta bị chấn thương thì các nội mạc mạch máu sẽ bị tổn thương lúc này cơ thể sẽ có phản ứng đông máu và quá trình cầm máu sẽ diễn ra. Có thể hiểu rõ hơn là quá trình cầm máu thứ phát các yếu tố đông máu trong huyết tương lúc này sẽ trở thành một chuỗi phản ứng giúp tạo lên các sợi huyết củng cố thêm cho tiểu cầu.
Tại vị trí bị thương, máu sẽ được cầm lại nhờ vào các cục máu đông mà trong đó sợi huyết và tiểu cầu có nhiều nhất. Bình thường cơ thể sẽ cầm máu trong một khoảng thời gian ngắn nhưng nếu như bạn bị rối loạn đông máu thì khả năng chảy máu trong khoảng thời gian dài sẽ diễn ra nhiều hơn.
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm đông máu
Khi bị thương các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đi xét nghiệm đông máu, và quá trình này sẽ giúp bác sĩ biết được người bệnh có tình trạng đông máu như thế nào? Hoạt động tốt hay không? Với những bệnh nhân bị thương hay làm phẫu thuật thì điều này vô cùng cần thiết và quan trọng, ngoài ra thì nó còn có tầm quan trọng như sau:
1. Việc chảy máu bất thường do nguyên nhân nào gây ra
Với những bệnh nhân mà không sử dụng thuốc đông máu nhưng lại bị rối loạn xuất huyết thì nhờ vào việc xét nghiệm có thể phát hiện được ra nguyên nhân. Có thể kể ra một số biểu hiện khi người bệnh bị chảy máu bất thường và hiện đang được các bác sĩ khuyên nên làm xét nghiệm đó là:
– Chảy máu ở phần lợi bất thường
– Chảy máu cam
– Trên da bỗng xuất hiện những vết bầm tím
– Đi ra máu khi đi đại hoặc tiểu tiện.
– Xuất huyết trong khớp gây nên bệnh viêm khớp
– Đột ngột bị suy giảm thị lực
Nếu như bản thân thấy những bất thường này trên cơ thể thì bạn cũng nên đi xét nghiệm đông máu để xem khả năng đông máu của mình đến đâu để đảm bảo sao cho cơ thể được khỏe mạnh nhất.
2. Xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ điều trị
Tất nhiên, khi bạn mắc bất kỳ chứng bệnh nào thì đầu tiên bác sĩ sẽ phải thăm khám từ những triệu chứng lâm sàng, tìm hiểu tiền sử bệnh lý các thành viên trong gia đình… Và nếu như bạn bị chảy máu bất thường cũng sẽ như vậy. Nhưng để có thể nắm bắt kỹ nhất thì cần phải tiến hành làm xét nghiệm như vậy mới có thể đưa ra được quyết định chính xác khả năng cầm máu như thế nào? Bạn có bị rối loạn đông máu hay không?
Chính nhờ yếu tố này mà bác sĩ sẽ đưa ra được hướng điều trị và từ đó kết quả điều trị sẽ tốt hơn. Bởi nếu chỉ cần chẩn đoán nhầm 1 lần thôi thì sẽ gây nên hậu quả khôn lường.
3. Hỗ trợ đưa ra quyết định cho bác sĩ
Với những bệnh nhân được chỉ định phải mổ thì bác sĩ điều trị sẽ tiến hành đánh giá xem tình trạng đông máu của bệnh nhân như thế nào để từ đó quyết định nên mộ hay không? Hay đưa ra những giải pháp hỗ trợ cần thiết.
Ngoài ra thì việc xét nghiệm đông máu cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tiến triển của một số bệnh lý khác nhau như xơ gan, các bệnh liên quan đến gan hay thậm, tủy, tim…
Nói chung những xét nghiệm đông máu sẽ hỗ trợ khá nhiều trong y tế và giúp các bác sĩ đưa ra được quyết định quan trọng. Nội dung trên đây có lẽ đã giúp bạn hiểu hơn được về đông máu cũng như vai trò của nó rồi đúng không nào? Chúc bạn luôn có một sức khỏe tốt nhất để thực hiện mọi công việc, ước mơ trong cuộc sống.
>>>Xem thêm: Rối loạn đông máu: Nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!