Khi bạn nắm bắt được những thông tin về điều trị và chăm sóc khi bị tay chân miệng thì sẽ giúp cho quá trình điều trị tốt hơn. Bởi đây là bệnh lý do vi khuẩn gây nên và nó có khả năng lây lan nhanh chóng. Nếu như không điều trị tốt bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
Vậy cụ thể thì cần phải lưu ý những vấn đề gì? Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng đi tìm hiểu kỹ hơn ở nội dung dưới đây nhé.
Mắc bệnh chân tay miệng khoảng bao lâu thì khỏi
Bạn cần biết sau khi tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh thì cơ thể đã có thể xuất hiện virus gây bệnh chân tay miệng rồi. Tuy nhiên vì thời gian ủ bệnh là từ 3 cho đến 7 ngày nên nó chưa phát bệnh ngay. Sau khoảng thời gian đó thì người bệnh bắt đầu xuất hiện một số biểu hiện như mệt mỏi, sốt nhẹ và đau họng.
Sau 2 ngày tiếp theo những biểu hiện trên sẽ đỡ dần và thay vào đó là những dấu hiệu của bệnh xuất hiện như xuất hiện các nốt mụn nước lở loét, khoảng 1-2 tuần sau các nốt mụn này sẽ tự biến mất.
Người bệnh nhanh khỏi hay lâu khỏi thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hệ thống miễn dịch, sức đề kháng hay tình trạng sức khỏe… Nhiều khi cơ thể đã khỏi bệnh nhưng bên trong vẫn tồn tại virus gây bệnh và nó có thể xuất hiện sau khoảng vài tuần sau đó. Vì thế để tránh việc có thể lây sang cho người khác thì hãy nên cách ly ít nhất là từ 7 đến 10 ngày nhé.
Lưu ý trong điều trị và chăm sóc khi bị tay chân miệng
Còn nói về những vấn đề cần lưu tâm khi điều trị và chăm sóc khi bị tay chân miệng thì có khá nhiều vấn đề. Hãy để ý như sau:
Lưu ý khi điều trị bệnh
Chưa có 1 biện pháp điều trị bệnh cụ thể nào hiện nay cả. Vì thế mà khi điều trị chân tay miệng về cơ bản thì các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị các triệu chứng xuất hiện mà thôi. Nên cần đặc biệt lưu ý:
– Nếu như thấy trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì cần phải cho uống thuốc hạ sốt ngay. Nếu uống không hạ thì cần phải báo lại với các bác sĩ.
– Cơ thể sẽ rất dễ bị mất nước nên cần phải bổ sung nước ngay để giảm thiểu tình trạng này. Nếu không uống được thì phải truyền dịch qua tĩnh mạch để đảm bảo bù lượng nước thiếu hụt.
– Bổ sung thêm kẽm và vitamin C cho cơ thể.
– Nếu như xuất hiện các nốt mụn trong miệng thì cần điều trị lở loét ngay để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và cũng giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
Cần hết sức lưu ý đến những vấn đề này vì nó sẽ hỗ trợ tối đa cho quá trình điều trị giúp bệnh nhanh khỏi hơn, cơ thể người bệnh thoải mái hơn.
Chăm sóc người bị chân tay miệng
Còn khi chăm sóc người bệnh bị chân tay miệng thì chúng ta cũng cần phải để ý đến khá nhiều vấn đề khác nhau. Mà có thể kể ra như sau:
– Ăn những thức ăn mát và dễ tiêu hóa.
– Uống nhiều nước
– Không cho ăn những món đồ ăn có nhiều dầu mỡ hay cay nóng không tốt.
– Chỉ khi cơ thể người bệnh bị sốt trên 38.5 độ thì mới nên uống thuốc hạ sốt nhé.
– Cần vệ sinh sạch sẽ chân tay và cả miệng bằng dung dịch sát khuẩn để giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
– Những vết thương hở bên ngoài thì hãy dùng dinh dịch sát khuẩn để rửa thường xuyên.
– Súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên để loại bỏ hết những thức ăn thừa.
– Nên cách ly người bệnh với người chưa mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ vì đây là bệnh lây nhiễm nhanh chóng.
– Rửa tay bằng xà phòng để sát khuẩn và giặt riêng đồ dùng cá nhân của người bệnh để tránh lây lan.
– Có thể vệ sinh hàng ngày cho người bệnh.
Nếu như trong quá trình chăm sóc mà thấy xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào cần báo ngay với bác sĩ.
Xem thêm:
Với những thông tin về điều trị và chăm sóc khi bị tay chân miệng, hy vọng đã giúp bạn có thêm được những kiến thức cần thiết để đảm bảo mang lại sức khỏe tốt nhất, quá trình điều trị hiệu quả nhất nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!