U dây thần kinh thính giác là một căn bệnh hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1/ 100000 dân. Căn bệnh này thường xuất hiện ở độ tuổi từ 30 đến và ảnh hưởng đến khả năng nghe và sinh hoạt bình thường của cơ thể. Căn bệnh này có thể được phòng tránh và điều trị một cách dứt điểm. Cùng chúng tôi tìm hiểu về những lưu ý trong điều trị và cách phòng tránh u dây thần kinh thính giác qua phần bên dưới.
Khái niệm u dây thần kinh thính giác
U thần kinh thính giác là là khối u làm ảnh hưởng tới sợi dây thần kinh bắt đầu từ tai trong đi đến phần não và nó lành tính. Khi tiến triển nặng, khối u có thể tăng áp lực lên nội sọ, nguy hiểm tới tính mạng. Khối u dây thần kinh thính giác sẽ không lây lan đến bộ phận khác của cơ thể người bệnh. Ngoài cái tên u thần kinh thính giác, ta còn có thể gọi nó là auditory nerve tumor, acoustic neurinoma, vestibular schwannoma.
Triệu chứng và cách phân độ của bệnh u dây thần kinh thính giác
Người gặp bệnh u dây thần kinh thính giác có nhiều triệu chứng đặc trưng. Bên cạnh đó, tùy vào mức độ của khối u mà bác sĩ cũng phân độ phù hợp để đưa ra cách điều trị.
Triệu chứng
5 triệu chứng đặc trưng của bệnh u dây thần kinh thính giác:
- Đa số các trường hợp sẽ nghe kém ở 1 tai, số ít khác nghe kém cả hai tai.
- Bệnh nhân bị ù tai hoặc nghe như có tiếng chuông ở bên trong tai.
- Tai bị đau, hoa mắt, chóng mặt, không thể giữ cơ thể thăng bằng.
- Ảnh hưởng đến xúc giác ở bên có khối u dây thần kinh số 8.
- Vị giác của người bệnh sẽ bị đau đầu lưỡi, nôn và thị giác cũng bị ảnh hưởng.
Nhìn chung thì u dây thần kinh thính giác phát triển chậm, khoảng 2 – 3 năm. Tuy nhiên, khối u này nếu không được điều trị sớm có thể chèn ép các thành phần khác của não và nguy hiểm tới tính mạng.
Phân độ
Dựa vào kích thước của khối u mà người ta chia u thần kinh thính giác thành 3 loại:
- U nhỏ nếu kích thước < 2cm.
- U vừa nếu kích thước từ 2 – 4 cm.
- U lớn nếu kích thước > 4cm.
Nguyên nhân gây bệnh u dây thần kinh thính giác
Có một lớp tế bào gọi là Schwann, nó bao phủ hầu như tất cả các sợi dây thần kinh khỏe mạnh của cơ thể. Lớp Schwann này có thể cách điện, hỗ trợ cho quá trình dẫn truyền xung động thần kinh của cơ thể. Khối U thần kinh thính giác xuất hiện là do lớp tế bào này nhân lên nhanh chóng và bao quanh sợi dây thần kinh sọ số 8. Tuy nhiên, nguyên nhân cụ thể, chính xác mà các tế bào Schwann nhân lên quá mức như vậy vẫn chưa có câu trả lời xác đáng.
Tuy nhiên, một số yếu tố được cho là gây ra bệnh u dây thần kinh thính giác gồm:
- Tiền sử người bệnh: Nếu trong gia đình có người mắc u xơ thần kinh type 2 thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh này.
- Bị phơi nhiễm tia xạ: Khi còn bé, người bệnh đã tiếp xúc nhiều với tia xạ ở phần cổ và đầu.
- Bệnh nhân đã tiếp xúc với tiếng ồn lớn liên tục trong thời gian dài.
- Bị NF2: Người mắc NF2 sẽ sinh ra các u ảnh hưởng đến tủy và não. Ngoài ra, nó còn gây ảnh hưởng đến các chức năng và nhiều dây thần kinh của cơ thể.
Lưu ý trong điều trị u dây thần kinh thính giác
Khi phát hiện căn bệnh này, bệnh nhân có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật bằng sóng radio, vi phẫu hoặc xạ trị. Để việc điều trị diễn ra tốt nhất và sớm hồi phục, bệnh nhân cần lưu ý:
- Thường xuyên đến thăm khám, kiểm tra tình trạng bệnh để xem hiệu quả của việc điều trị. Cũng như sớm phát hiện những triệu chứng bất thường của khối u để điều chỉnh kế hoạch chữa bệnh.
- Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối nói “không” với bất kỳ loại thuốc nào tự kê đơn.
- Duy trì thói quen sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ để quá trình điều trị, hồi phục được hiệu quả nhất.
- Tránh nghe những âm thanh quá lớn vì nó có thể gây tổn thương cho phần phẫu thuật.
Những lưu ý quan trọng trong phòng tránh u dây thần kinh thính giác
Hạn chế tối đa những tổn thương có thể gây ra cho thính giác là biện pháp phòng tránh căn bệnh này hiệu quả như:
- Hạn chế việc sử dụng tai nghe trong thời gian dài, tránh mở âm thanh lớn khi sử dụng tai nghe.
- Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, khói thuốc,…
- Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, hạn chế để tình trạng căng thẳng kéo dài.
- Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục, thể thao thường xuyên.
- Nên hạn chế việc sử dụng bông để làm sạch tai, tránh việc gây cọ xát tại màng nhĩ của tai.
- Khi làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với âm thanh lớn, hãy sử dụng nút bịt tai.
Xem thêm:
Lời kết
Trên đây là những lưu ý về cách điều trị và phòng bệnh u dây thần kinh thính giác. Hãy luôn tuân thủ đúng hướng dẫn khám chữa bệnh của bác sĩ để sớm điều trị khỏi căn bệnh này.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!