Khi bị hạ natri máu sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nó có thể dẫn đến nôn mửa, mất năng lượng, cơ thể mệt mỏi… thậm chí nếu không điều trị kịp thời nó có thể khiến cho người bệnh gặp những khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất của người bệnh.
Vậy bạn đã nắm bắt được nguyên nhân cũng như triệu chứng của bệnh như thế nào hay chưa? Nếu như đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy theo dõi ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân của bệnh hạ natri máu
Như chúng ta đã biết, natri trong cơ thể luôn đóng 1 vai trò vô cùng quan trọng. Nó giúp cho huyết áp hoạt động ổn định. Các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường đồng thời cũng giúp hỗ trợ cả cho hệ thống dây thần kinh, các cơ bắp… đặc biệt là giúp cân bằng dịch trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến hạ natri máu có thể là do lối sống, người bệnh mắc 1 số bệnh lý hoặc do sử dụng một số loại thuốc…. Cụ thể đó là:
Do sử dụng một số loại thuốc
Có thể kể ra như thuốc chống trầm cảm, thuốc giúp giảm đau, thuốc lợi tiểu… Đều có thể là nguyên nhân gây nên bệnh hạ natri máu nếu như bạn sử dụng quá nhiều và không đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Mắc bệnh về tim, thận, gan
Nếu như người bệnh mắc những bệnh lý liên quan đến tim, gan thận thfi có thể sẽ khiến cho dịch tích tụ lại trong cơ thể. Điều này sẽ khiến cho natri bị loãng ra và sẽ khiến cho tình trạng hạ natri diễn ra.
Bị nôn mửa hay tiêu chảy mãn tính
Đây là 1 nguyên nhân quan trọng và cũng thường gặp nhất. Nó sẽ gây nên tình trạng mất nước trầm trọng nếu bệnh lý diễn ra thường xuyên. Tất nhiên cơ thể lúc này sẽ bị mất điện giải và natri trong máu cũng sẽ bị giảm nhanh chóng.
Thường xuyên uống nhiều nước
Khi dung nạp quá nhiều nước vào cơ thể nó sẽ khiến cho natri bị giảm, bởi lẽ nước sẽ áo đảo khả năng bài tiết của thận. Và bạn sẽ thấy natri xuất hiện nhiều hơn ở mồ hôi bới biểu hiện là mồ hôi mặn. Vì thế mà trong những hoạt động cơ thể về sức bền mà uống quá nhiều nước nó sẽ dễ gây nên tình trạng hạ natri máu. Điều này không hề tốt một chút nào nên bạn cần hết sức cẩn thận đến vấn đề này nhé.
Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể
Khi cơ thể mắc bệnh suy tuyến thượng thận thì nó sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất ra hoocmon cho cơ thể để duy trì được lượng natri, nước và kali. Từ đó sẽ khiến cho lượng natri trong máu bị thấp hơn.
Ngoài ra thì bạn nên cẩn thận 1 điều là khi sử dụng các loại thuốc lắc hay chất kích thích nó cũng sẽ khiến cho hạ natri máu, điều này không hề tốt một chút nào vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân mình đấy. Vì thế nên đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh nhất để chống lại những tác hại của các bệnh lý khác nhau.
Triệu chứng của hạ natri máu như thế nào?
Khi đã nắm bắt được nguyên nhân rồi thì bạn cũng nên biết thêm về triệu chứng của bệnh xem nó như thế nào nhé. Những dấu hiệu này nhiều người có thể dễ bị nhầm lẫn sang 1 số bệnh lý khác nên cần phải hết sức đề phòng. Cụ thể như sau:
– Người bệnh cảm thấy đau đầu, buồn nôn và có thể nôn mửa trong 1 khoảng thời gian.
– Hay bị nhầm lẫn và trong công việc không còn được tập trung, xử lý chính xác nữa.
– Cơ thể dần cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, hay bị buồn ngủ. Không còn thực hiện được bất kỳ công việc nào nữa.
– Hay cảm thấy bồn chồn, lo lắng, dễ bị cáu kỉnh.
– Cơ bị yếu đi tình trạng chuột rút hay co thắt diễn ra thường xuyên hơn.
– Có người nặng còn bị hôn mê hay động kinh nữa.
Đây đều là những biểu hiện mà cần hết sức để ý, đặc biệt nếu thấy người bệnh bị co giật, mất ý thức, hay bị nhầm lẫn thì cần phải đưa đi gặp bác sĩ nhanh chóng.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi về hạ natri máu, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích nhất giúp cho bản thân luôn được khỏe mạnh nhất nhé.
>>>Xem thêm:
Vai trò của natri trong cơ thể và đối tượng thường gặp hạ natri máu
Cách xử lý khi bị hạ natri máu đột ngột
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!