Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý khá nguy hiểm, giai đoạn đầu nó sẽ có những triệu chứng khó nhận biết. Vì thế dễ khiến cho người bệnh chủ quan không để ý đến bệnh nhưng một khi bệnh lý đã tiến triển nặng rồi thì lại có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
Vậy nên lời khuyên là bạn nên nắm bắt được một số thông tin cụ thể của bệnh như nguyên nhân của nó là gì? Dấu hiệu bệnh lý này ra sao và cách phòng ngừa để giảm thiểu tác hại mà bệnh gây nên. Nếu như đang quan tâm đến những vấn đề này thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ở nội dung dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây nên nhiễm khuẩn huyết
Quá trình nhiễm khuẩn huyết có thể diễn ra khi cơ thể của bạn bị bất kỳ nhiễm trùng nào. Tuy nhiên, một số loại nhiễm trùng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh hơn cả, đó là: Bệnh viêm phổi, bệnh viêm mô tế bào, bệnh nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng dây thần kinh trung ương, du khuẩn huyết… Nếu như bản thân mắc phải bất kỳ bệnh lý nào trong những bệnh trên thì cần phải để ý thật kỹ để tránh tình trạng cơ thể bị nhiễm khuẩn nhé.
Ngoài ra thì có một số đối tượng cũng dễ bị mắc bệnh như:
– Người cao tuổi
– Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng
– Người bị suy giảm miễn dịch, có sức đề kháng kém hơn người bình thường
– Người thường xuyên sử dụng kháng sinh không theo phác đồ của bác sĩ
– Người đang chăm sóc đặc biệt
– Hay mắc một số bệnh như tiểu đường, gan, thận, ung thư…
Những đối tượng này không chỉ có tỉ lệ mắc bệnh cao mà khả năng bệnh trở nặng dẫn đến mất mạng cũng cao hơn bình thường nữa đấy.
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm khuẩn huyết là gì?
Dấu hiệu ban đầu có thể chưa rõ ràng nên khiến cho người bệnh khó nhận biết mà thậm chí còn dễ nhầm sang một số bệnh lý khác nữa. Tuy nhiên thì dù cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào bạn cũng nên đi kiểm tra. Và một số dấu hiệu cơ bản mà bạn cần phải để ý đó là:
– Cơ thể bị sốt cao nhưng cũng có khi nó lại hạ xuống thấp hơn mức bình thường
– Chân tay lạnh, vã mồ hôi, cảm giác ớn lạnh và run rẩy
– Da mặt tái xanh, cơ thể bị tụt huyết áp hoặc đo thấy huyết áp thấp.
– Thở gấp, thở nhanh, nhịp tim nhanh
– Bị tiêu chảy
– Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn
– Nặng có thể bị mất ý thức, tinh thần bị thay đổi, lú lẫn…
Những biểu hiện này xuất hiện tức là người bệnh có thể đã bị nặng rồi, vì thế mà cần phải hết sức để ý để đảm bảo sao cho việc phát hiện bệnh càng sớm càng tốt. Khi được điều trị ở giai đoạn sớm thì khả năng khỏi bệnh sẽ cao hơn đồng thời cũng sẽ giúp bạn có được sức khỏe tốt hơn nữa nhé.
Phòng chống nhiễm khuẩn huyết như thế nào?
Để có thể phòng chống được bệnh nhiễm khuẩn huyết thì người bệnh nên thực hiện như sau:
Tiến hành tiêm phòng
Nhiễm trùng phổi là nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm khuẩn huyết khá cao. Vì thế mà nên tiêm phòng cúm hàng năm nó sẽ giảm thiểu tối đa được tình trạng người bệnh mắc một số bệnh lý về hô hấp. Từ đó khả năng bị nhiễm trùng máu cũng giảm thiểu tối đa.
Các vết thương cần làm sạch đúng cách
Khi bị những vết thương dưới da thì cần phải chăm sóc đúng cách, vệ sinh sạch sẽ và thay băng hàng ngày với những vết thương nặng. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng máu và khiến cho người bệnh khỏe mạnh hơn.
Ngoài ra thì cần có chế độ ăn uống tăng sức đề kháng cho cơ thể cũng như những bài tập thể dục khoa học. Đây cũng được cho là 2 yếu tố phòng chống được khá nhiều bệnh trong đó có cả bệnh nhiễm khuẩn huyết. Nếu như bạn không muốn có những nguy cơ cao dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng thì hãy tham khảo những cách phòng chống bệnh bên trên đây.
Với những nội dung chia sẻ về nhiễm khuẩn huyết hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho bạn có được sức khỏe tốt nhất và bảo vệ bản thân tốt nhất nhé.
>>Xem thêm: Thiếu máu: Nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng ngừa
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!