Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Những điều cần biết về bệnh bạch cầu như thế nào? Bạn nên biết bệnh bạch hầu được biết đến là bệnh lý diễn ra khi cơ thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Vi khuẩn này có hình que khi nhìn dưới kính hiển vi khá dễ để nhận biết. Nếu như không điều trị kịp thời bệnh có thể trở nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Vậy bạn có biết gì về bệnh bạch hầu hay không? Nếu như đang muốn biết về những thông tin như đối tượng dễ mắc bệnh hay mức độ nguy hiểm, phòng chống bệnh như nào?…Thì hãy theo dõi ngay ở nội dung dưới đây nhé.

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu

Bạn nên biết bệnh bạch hầu gần như nó xuất hiện ở khắp mọi quốc gia trên thế giới trong đó có cả Việt Nam. Với những trẻ chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn. Vậy những điều cần biết về bệnh bạch hầu gồm những vấn đề gì? Dưới đây là một số thông tin cơ bản mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
Lây nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp

Khả năng lây truyền của bệnh bạch hầu như thế nào?

Đây là bệnh lý sẽ lây truyền qua đường hô hấp, nếu người không mắc bệnh mà tiếp xúc có thể là trực tiếp cũng có thể là gián tiếp với vi khuẩn bạch hầu của người mắc bệnh thì nguy cơ lây nhiễm rất cao.

Ngoài ra thì những vật dụng như bàn, ghế, tay nắm cửa, bát đũa… nếu như dính chất bài tiết của người bệnh mà bạn tiếp xúc vào thì cũng có khả năng lây truyền bệnh nhé.

Triệu chứng cơ bản của bệnh bạch hầu

Bạn có thể để ý đến một số triệu chứng cơ bản như sau:

          Bị viêm họng, viêm thanh quản, viêm mũi

          Phần họng bị sưng đỏ lên có cảm giác đau khi nuốt nước bọt.

          Da tái xanh kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi, nổi hạch ở dưới hàm từ đó làm vùng cổ cũng bị sưng tấy lên.

          Một lớp mạc sẽ xuất hiện sau khoảng từ 2 – 3 ngày mắc bệnh, nó thường có màu xám hoặc màu trắng ngày và dính vào xung quanh chỗ viêm. Nếu như mạc này mà bị bong tróc ra sẽ khiến cho vết thương đó bị chảy máu.

          Ở trẻ em nếu như mắc bệnh sẽ phát triển nặng hơn nặng có thể khiến nhiễm độc thần kinh khiến cho liệt thần kinh sọ não vô cùng nguy hiểm.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh bạch hầu

Nói về những điều cần biết về bệnh bạch hầu thì đối tượng mắc bệnh cũng chính là vấn đề mà bạn cần quan tâm. Nói chung thì ai cũng đều có nguy cơ mắc bệnh cả tuy nhiên nó sẽ tập trung vào một số đối tượng chính như sau:

Những điều cần biết về bệnh bạch hầu
Những đứa trẻ chưa được tiêm vắc xin sẽ là đối tượng nhiễm bệnh cao

          Người tiếp xúc với những người mắc bệnh.

          Người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

          Những người có hệ miễn dịch kém hay đang bị suy giảm miễn dịch.

          Những người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, mất vệ sinh, đông đúc dân cư…

Cách chăm sóc người bị bệnh bạch hầu như thế nào hiệu quả nhất?

Như chúng ta đã biết việc tiêm phòng vắc xin bạch hầu sẽ giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên thì nếu như trong trường hợp nào đó mà không thể tiêm vắc xin khiến cho cơ thể bị nhiễm bệnh thì cần phải được chăm sóc thật tốt. Bạn nên để ý đến một số vấn đề như sau:

          Luôn đảm bảo người bệnh được nghỉ ngơi tốt không nên làm gắng sức hay tham gia những hoạt động gây mất sức.

          Chế độ dinh dưỡng đầy đủ ăn những thực phẩm tốt, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

          Nên cách ly với mọi người xung quanh bởi đây là một bệnh truyền nhiễm nên nếu như để bệnh lây lan sẽ vô cùng nguy hiểm.

          Cần sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như bát, đũa, chén, khăn mặt, bàn chải đánh răng… với trẻ nhỏ thì cả đồ chơi cũng chơi riêng.

          Cần đeo khẩu trang khi ra ngoài.

          Sau khi chăm sóc cho người bệnh xong thì nên sát khuẩn tay bằng dung dịch sát khuẩn để tránh lây nhiễm.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về những điều cần biết về bệnh bạch hầu, đây đều là những thông tin cơ bản nên bạn cố gắng thực hiện theo và để ý thật kỹ để có thể hạn chế được mức độ nguy hiểm của bệnh nhé.

Xem thêm:

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status