Viêm gan B có lây không? Bệnh có nguy hiểm không?… Đây là những câu hỏi đang được khá nhiều người quan tâm. Bởi đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng một khi biến chứng sẽ gây nên hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh.
Vậy bạn đã biết gì về bệnh lý này chưa? Nếu như đang muốn biết thì còn chần chờ gì mà không theo dõi ngay ở nội dung dưới đây. Chúng tôi sẽ nói cho bạn biết.
Bệnh viêm gan B có lây không?
Mức độ bệnh viêm gan B này khác nhau ở từng giai đoạn, có thể nó chỉ kéo dài vài tuần nhưng cũng có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Càng để lâu bệnh càng trở nên nghiêm trọng gây ảnh hưởng khá nhiều. Liệu viêm gan B có lây không nhỉ?
Virus gây nên bệnh viêm gan B có thể số đến 7 ngày khi ở bên ngoài cơ thể, nếu như người không nhiễm bệnh mà tiếp xúc trong khoảng thời gian này thì nguy cơ nhiễm bệnh cũng khá cao đấy. Và một khi đã nhiễm bệnh thì thời gian ủ bệnh là 75 ngày tuy nhiên cũng có những người chỉ khoảng 30 ngày nhưng có người là 180 ngày. Như vậy có nói loại virus viêm gan B này khá dễ lây lan hay nói cách khác là khả năng lây nhiễm bệnh cao.
Vậy bệnh viêm gan B lây nhiễm chính qua những con đường nào?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh viêm gan B tuy nhiên có 5 con đường lây nhiễm chính, có thể kể ra là:
Con đường từ mẹ sang con
Nếu như mẹ bị viêm gan B thì ngay trong những tháng đầu đời khả năng trẻ sinh ra mắc viêm gan B là khá cao có thể lên đến 95%. Tuy nhiên bạn nên biết là virus này không hề lây qua nhau thai mà chủ yếu là lây truyền khi trẻ bú mẹ, có thể là do vú mẹ bị trầy xước khiến cho cơ thể trẻ tiếp xúc với dịch và máu của mẹ.
Lây truyền qua đường máu
Nồng độ của virus HBV trong máu vô cùng cao, bởi thế khi mà người không mắc bệnh có vết thương hở tiếp xúc với dịch hay máu của người bệnh thì khả năng mắc bệnh sẽ vô cùng cao.
Lây truyền qua đường tình dục
Một con đường lây nhiễm vô cùng phổ biến của bệnh. Virus HBV không chỉ tồn tại trong máu mà còn trong cả nước bọt, nước tiểu, phân, dịch âm đạo, tinh dịch… vì thế nếu như quan hệ không sử dụng biện pháp phòng tránh hay quan hệ bằng miệng thì khả năng nhiễm bệnh đến 90%. Vì thế cần hết sức cẩn thận khi quan hệ nhé.
Kim tiêm dùng nhiều lần
Kim tiêm sau khi dùng xong mà không được khử trùng mà dùng lại sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh viêm gan B trở nên cao hơn. Nhất là khi có người mắc bệnh viêm gan B mà lại hút hay tiêm chích ma túy.
Đồ dùng cá nhân sử dụng chung
Những món đồ dùng cá nhân như bàn chải, dụng cụ cắt móng, dao cạo râu… thì không nên sử dụng chung vì nó dễ bị dính máu, dịch trên đó. Với những gia đình có người mắc bệnh thì lại càng phải để ý đến vấn đề này.
Trên đây là những câu trả lời cho câu hỏi viêm gan B có lây không? Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho bạn hiểu hơn về bệnh lý này nhé.
>>Xem thêm: Viêm gan C là gì? Có nguy hiểm không? Cách phát hiện và phòng ngừa
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!