Những ai cần dùng máy đo đông máu? Đây là vấn đề đang được khá nhiều người quan tâm bởi việc xét nghiệm đông máu đóng vai trò khá quan trọng. Nó sẽ hỗ trợ chẩn đoán những bất thường về đông máu đồng thời cũng giúp các bác sĩ đưa ra được quyết định đúng với bệnh nhân.
Hiện nay mọi xét nghiệm liên quan đến đông máu đều được thực hiện nhờ vào máy đo đông máu. Nhưng không phải ai cũng cần dùng đến máy đo này đâu nhé. Vậy đối tượng nào cần sử dụng. Nếu như bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì cùng theo dõi nhé.
Những ai cần dùng máy đo đông máu
Ngoài những trường hợp bệnh nhân cần phải cầm máu do chấn thương hay được chỉ định tiến hành phẫu thuật cần sử dụng máy đo đông máu ra thì cũng có khá nhiều những trường hợp khác nữa cần phải tiến hành xét nghiệm này. Có thể kể ra một số đối tượng như sau:
– Trên cơ thể bỗng dưng xuất hiện những vết bầm tím hoặc bạn bỗng bị chảy máu bất thường như chảy máu cam, chảy máu lợi…
– Sử dụng máy đo này để xem liều lượng Warfarin xem cơ thể bạn dùng như vậy đã phù hợp hay chưa?
– Những người thiếu vitamin K: Vitamin K vô cùng quan trọng trong quá trình đông máu vì thế nếu như bạn bạn bị thiếu loại vitamin này thì cần thực hiện xét nghiệm đông máu.
– Với những người mắc bệnh gan cũng nên tiến hành thực hiện xét nghiệm này.
– Kiểm tra bình thường xem cơ thể có nhiều máu đông hay khó cầm máu hay không?
– Những người đang điều trị bệnh lý: Việc các bác sĩ chẩn đoán được chính xác về tình trạng đông máu như thế nào ở bệnh nhân sẽ giúp họ đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, chính xác cho từng đối tượng người bệnh cụ thể.
– Đối tượng không sử dụng thuốc chống đông máu như vẫn thường xuyên có những biểu hiện chảy máu bất thường như đi tiểu tiện, đại tiện ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu cam… thì cần phải sử dụng máy đo đông máu.
Khi nắm bắt được ai cần dùng máy đo đông máu thì sẽ giúp xác định được đối tượng bệnh nhân. Và những xét nghiệm đông máu cũng đóng vai trò hết sức quan trọng để giúp bác sĩ chẩn đoán về tình trạng bệnh lý. Nếu như chỉ nhìn bằng mắt thường về những biểu hiện của chứng rối loạn đông máu thì thật khó để chẩn đoán được bệnh mà cần phải có những con số hay xét nghiệm cụ thể. Đây chính là vấn đề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hướng điều trị của bác sĩ lên từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
Vậy kết quả xét nghiệm đông máu bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Không hẳn lúc nào các xét nghiệm cũng cho kết quả chuẩn xác 100% mà cũng có những thời điểm kết quả của nó không được chính xác cho lắm. Mà nó sẽ ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản dưới đây, đó là:
– Sẽ có một số loại Protein nó khá nhạy cảm với nhiệt độ, lúc này thì các mẫu xét nghiệm với nồng độ sẽ bị giảm nếu như chúng ta lưu trữ chúng ở nhiệt độ phòng.
– Các yếu tố trong máu sẽ tăng lên đối với phụ nữ hiện đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc với phụ nữ mang thai.
– Khi cơ thể người bệnh bị viêm nhiễm hay khi bạn quá căng thẳng thì nó cũng sẽ ảnh hưởng đến xét nghiệm đông máu, kết quả rất có thể sẽ bị sai lệch đấy.
Nói chung các xét nghiệm đông máu sẽ giúp cho bác sĩ chuẩn đoán được sớm nhất mức độ rối loạn hay những tiến triển rối loạn hay không ở người bệnh để đưa ra phác đồ điều trị. Những ai cần dùng máy đo đông máu sẽ được kiểm tra và có thông số chính xác nhất để quá trình điều trị diễn ra hiệu quả nhất.
Trên đây là một số thông tin giúp bạn biết được ai cần dùng máy đo đông máu. Để có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng về vấn đề đông máu thì phải tiến hành xét nghiệm và nhờ vào kết quả này của mỗi bệnh nhân thì mới nắm bắt được xem bệnh nhân có biểu hiện gì bất thường hay không? Đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị tốt nhất. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho bản thân mình rồi nhé.
>>Xem thêm: Những lưu ý khi sử dụng máy massage toàn thân
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!