Theo các nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến. Chúng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Dạng thoát vị đĩa đệm nếu không nhận biết sớm, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này cùng cách nhận biết chính xác.
Dạng thoát vị đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là khu vực nhạy cảm nằm giữa các đốt sống với cấu tạo gồm hai phần chính: bao xơ và nhân nhầy bên trong. Chúng có nhiệm vụ co giãn, giúp các đốt xương hoạt động trơn tru mà không bị cọ xát vào nhau.
Dạng thoát vị đĩa đệm là bệnh lý nghiêm trọng, bao xơ bị rách dẫn đến các nhân nhầy phía bên trong bị ép thoát ra ngoài. Nó bắt đầu chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống và triệu chứng điển hình là gây cảm giác đau đớn, khó chịu.
Một số dạng thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất có thể kể đến như:
Dạng thoát vị đĩa đệm theo các phần
- Khu vực cổ: Các đốt C2C3, C3C4, C4C5, C5C6, C6C7.
- Phần cổ ngực: C7T1
- Phần ngực
- Phần lưng ngực
- Phần thắt lưng
Phân biệt theo dây thần kinh chèn ép vào tủy sống
Dạng thoát vị đĩa đệm thể trung tâm: Đây được xem là tình trạng phổ biến nhất hiện nay. Biểu hiện chính là phần nhân nhày thoát ra chèn ép trực tiếp lên tủy sống mà không gây hiện tượng tê bì tay chân nhiều. Tuy niên đây lại là trạng thái nguy hiểm nhất vì nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ mất hoàn toàn chức năng vận động cũng như kiểm soát hệ bài tiết.
- Thoát vị đĩa đệm chèn rễ thần kinh phải hoặc trái: Đa số các trường hợp gặp phải thể này có các dấu hiệu chèn ép rõ ràng.
- Thoát vị đĩa đệm cạnh trung tâm: Ở dạng thoát vị đĩa đệm này, nhân nhày chèn ép cả vào phần tủy sống và rễ thần kinh. Vì vậy người bệnh sẽ thấy vô cùng đau đớn.
Theo vị trí cụ thể
- Thoát vị đĩa đệm ra trước: Đa số người bệnh gặp dạng này đều không cảm thấy đau đớn. Lý do là nhân nhày không chèn ép vào thần kinh và tủy sống
- Thoát vị đĩa đệm ra sau: Đây là dạng khá phổ biến và bạn sẽ thấy đau mỏi, đau lan, tê bì, nhức nhối rất khó chịu,…
- Dạng thoát vị vào thân đốt sống hay nội xốp.
Như vậy với những thông tin trên bạn đã hiểu rõ về các dạng thoát vị. Với sự phát triển xã hội như hiện nay, bệnh lý này có xu hướng tăng nhanh và không loại trừ nhóm đối tượng nào. Thoát vị thường xuất hiện ở 2 vị trí là cổ và thắt lưng. Tuy nhiên thắt lưng là nơi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn cả. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Cách nhận biết thoát vị đĩa đệm
Có rất nhiều cách nhận biết dạng thoát vị khác nhau nhưng dưới đây đều là những phương pháp phổ biến nhất.
Chẩn đoán lâm sàng
- Giai đoạn đau cấp: Ở khoảng thời gian này, tình trạng đau lưng xuất hiện sau một chấn thương hoặc cố gắng làm việc. Mỗi khi có tác động ngoại lực thì cơn đau lại tái phát.
- Giai đoạn chèn ép rễ: Các triệu chứng điển hình thường thấy là đau lan xuống chân, đau khi lại, hắt xì quá mạnh,… Vòng sợi ở giai đoạn này đã bị đứt gây chèn ép rễ. Vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, nghiêng người về một bên làm cột sống bị vẹo, dấu hiệu Lasègue,…
Chẩn đoán cận lâm sàng với một số thủ thuật
- Chụp X quang quy ước: Thông qua những hình ảnh của chụp X quang quy ước, bác sĩ có thể chẩn đoán những dạng thoát vị như: Lệch vẹo cột sống, hẹp khoang gian đốt sống,… Ngoài ra, thủ thuật còn giúp xác định thương tổn khác của cột sống và định hướng chính xác việc điều trị.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sĩ xác định được vị trí, hình thái thoát vị cũng như số tần thoát vị. Đây được coi là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và cho độ chính xác cao nhất hiện nay.
- Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp bao rễ cản quang: Trường hợp chỉ nghi ngờ thoát vị đĩa đệm nhưng không thể chụp cộng hưởng từ, bạn sẽ được chỉ định chụp cắt lớp vi tính. Thủ thuật này kết hợp với chụp bao rễ cản quang cho phép xác định vị trí, mức độ thoát vị đĩa đệm rõ nét.
Vậy là bài viết trên đã chia sẻ tới bạn về dạng thoát vị đĩa đệm và cách nhận biết. Hy vọng với những thông tin hữu ích này, bạn sẽ hiểu cơ thể mình hơn, chú ý chăm sóc sức khỏe, làm việc vừa phải. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời nhé!
Xem thêm :
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm và cách phòng ngừa
Một số biến chứng của bệnh phong và cách chăm sóc người bệnh
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!