Phương pháp điều trị trĩ hiện nay

Phương pháp điều trị trĩ hiện nay

Bệnh trĩ hiện nay đã không còn quá xa lạ gì với mọi người. Nhưng ít ai hiểu hết về căn bệnh này. Những ai không may mắc phải thì sẽ được điều trị trĩ như thế nào? Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết này nhé.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là gì?

Khi máu theo tĩnh mạch ở hậu môn về tim bị tắc nghẽn, về không hết. Trong lúc đó, máu của động mạch truyền tới, dẫn đến dồn trệ. Lúc này, tĩnh mạch sẽ căng phồng lên và làm niêm mạc ống trực tràng bị giãn theo. Tình trạng này kéo dài lâu sẽ hình thành bướu trĩ.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ

Theo thống kê từ nhiều trường hợp bệnh nhân, các yếu tố sau đây sẽ làm tăng nguy cơ mắc trĩ:

  • Nếu bị táo bón hoặc tiêu chảy trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị trĩ. Vì 2 tình trạng này sẽ phải rặn nhiều, làm tăng áp lực lên tĩnh mạch.
  • Những người bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người thường.
  • Những người làm các công việc như: vận động viên cử tạ, quần vợt, nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng,… Việc này sẽ làm gia tăng áp lực ở ổ bụng, cản trở máu lưu thông và làm giãn tĩnh mạch hậu môn.
  • Mắc các bệnh u vùng tiểu khung như: u đại trực tràng, u cổ tử cung,… khiến máu khó lưu thông và làm giãn tĩnh mạch.

Các triệu chứng của bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ

Các triệu chứng của bệnh trĩ có thể được chia làm 2 loại: triệu chứng cơ năng và triệu chứng ở thực thể.

Triệu chứng cơ năng

  • Triệu chứng cơ năng thường thấy nhất ở các bệnh nhân là đi đại tiện ra máu. Máu thường có màu đỏ tươi và xuất hiện ở cuối bãi phân. Trong một số trường hợp, chỉ cần va chạm nhẹ cũng khiến máu chảy giọt.
  • Niêm mạc ống hậu môn sẽ tiết ra dịch nhầy làm bệnh nhân cảm thấy ngứa ở hậu môn.
  • Nếu xuất hiện tình trạng nứt hậu môn sẽ rất đau và khó chịu.
  • Sưng vùng quanh hậu môn.

Triệu chứng thực thể

  • Triệu chứng thực thể chỉ có thể quan sát khi thực hiện thăm trực tràng. Dựa vào tính chất của búi trĩ (mềm, ấn vào xẹp), mà bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán. Từ đó, bác sĩ có thể xem xét đây có phải là dấu hiệu của ung thư trực tràng hay không, và cũng như đánh giá được trương lực cơ thắt hậu môn.
  • Đánh giá bệnh thông qua mức độ sa và chảy máu của trĩ.
  • Thực hiện soi hậu môn trực tràng nếu thấy búi trĩ màu tím và nằm lệch vị trí khác so với đường lược
  • Ngoài ra, bệnh nhân nên thực hiện khám toàn thân để phát hiện ra các bệnh khác, phòng trường hợp trĩ chỉ là một triệu chứng của bệnh nào đó.

Các phương pháp điều trị trĩ

Các phương pháp điều trị trĩ

Dựa vào mức độ bệnh khác nhau, mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, tóm lại sẽ có 2 phương pháp phổ biến như sau:

Phương pháp nội khoa

Phương pháp này thường được áp dụng cho trĩ ở độ I và độ II.

  • Nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ và uống nhiều nước để làm mềm phân. 
  • Không nên rặn quá nhiều để tránh sa trĩ.
  • Dùng thuốc đặt hậu môn và các thuốc làm tăng cường thành mạch.
  • Duy trì thói quen ngâm hậu môn trong nước ấm ngày 2-3 lần, mỗi lần 10 phút.
  • Chụp và soi nội tràng để chắc chắn rằng việc hậu môn chảy máu không phải là dấu hiệu của ung thư.
  • Sử dụng một số thuốc điều trị như: Ginkor, Proctolog, Daflon,… Đây đều là các loại thuốc phổ biến trên thị trường hiện tại giúp chống chảy máu, chữa trĩ và các bệnh hậu môn trực tràng khác.
  • Ngoài ra, có thể áp dụng y học cổ truyền và các bài thuốc đông y để chữa trĩ.

Phương pháp ngoại khoa

Dùng phương pháp ngoại khoa nghĩa là chúng ta sẽ can thiệp phẫu thuật.

  • Đối với những người trĩ nội độ I và độ II thì phương pháp thắt dây chun là phù hợp nhất. Trước khi trĩ rụng 10 ngày sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ. Nếu có các dấu hiệu đau và bí tiểu thì cần bác sĩ để được tư vấn ngay.
  • Đối với những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh đông máu, thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm xơ.
  • Ngoài ra, phương pháp dùng quang đông hồng ngoại cũng phù hợp cho trĩ độ I, II.
  • Trĩ độ II còn có thể dùng laser để đốt búi trĩ.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn sẽ bớt lo lắng hơn nếu mắc phải bệnh trĩ. Ngoài ra, để tránh bị bệnh trĩ, bạn nên ăn những thực phẩm tốt cho đường tiêu hóa. Có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh trĩ hãy đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn sớm nhất nhé.

Xem thêm :

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status