Khi mắc u tuyến thượng thận nó có thể xảy ra ở 1 hoặc ở cả 2 bên của thận. Nếu như không kịp thời phát hiện sớm và có những biện pháp điều trị đúng bệnh có thể gây nên một số biến chứng nguy hiểm khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nó có thể sẽ khiến cho huyết áp lên cao, ảnh hưởng đến não, tim hay thận…
Vậy bạn đã biết gì về bệnh lý này hay chưa? Khi nào cần phải mổ? Nếu như đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng tìm hiểu ngay ở nội dung dưới đây nhé.
Tìm hiểu về u tuyến thượng thận
Bạn nên biết tuyến thượng thận được biết đến là một tuyến nội tiết nó nằm sâu trong phúc mạc và giữ nhiệm vụ cũng khá quan trọng. Với mỗi bên thận đều có 1 tuyến thượng thận và nhiệm vụ chính của nó là sản sinh ra các hoocmon để tham gia vào quá trình giúp cho đường được chuyển hóa và điện giải. Ngoài ra nó còn giúp điều hòa huyết áp được ổn định nhất.
Đa phần thì bệnh u tuyến thượng thận đều là lành tính và không gây nên những nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên cũng có những trường hợp khối u bị chuyển sang ác tính và dẫn đến tình trạng ung thư. Điều này mới gây nên những nguy hiểm thực sự cho người bệnh.
Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi tuy nhiên thì thường độ tuổi từ 20 – 50 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều.
Khi nào cần mổ u tuyến thượng thận
Thật ra thì không phải trường hợp nào cứ mắc bệnh là cần phải mổ. Vì nếu như khối u vẫn có kích thước nhỏ đồng thời người bệnh không bị thừa hormon hay huyết áp tăng thì cũng không cần phải mổ quá gấp. Mà hãy cố gắng theo dõi thật cẩn thận nếu khối u không có dấu hiệu phát triển thêm, vẫn giữ nguyên kích thước thì chưa cần mổ. Nhưng nếu như khối u phát triển tiếp và đạt kích thước khoảng 5cm thì cần phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu cần mổ thì phải mổ ngay lập tức để loại bỏ.
Ngoài ra khi khối u khiến cho huyết áp tăng và tăng cả tiết hoocmon nữa thì dù khối u vẫn ở kích thước nhỏ thì cũng cần phải phẫu thuật loại bỏ ngay. Tại sao? Vì nó sẽ gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tuyến thận dẫn đến suy thận. Hoặc sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.
Mặc dù việc mổ u tuyến thượng thận không phải quá khó nhưng bạn nên biết tuyến thượng thận nằm sâu tận trong phúc mạc, đồng thời nó còn nằm trên thận và sát gần với cơ hoành nên việc tiếp cận được nó cũng trở nên khó khăn hơn nhiều. Vì thế mà cần hết sức cẩn thận trong quá trình phẫu thuật để không gây nên những ảnh hưởng đáng tiếc có thể xảy ra,
Một số biểu hiện của u tuyến thượng thận mà bạn cần biết
Để có thể dễ dàng hơn trong việc kịp thời phát hiện ra bệnh u tuyến thượng thận này thì chúng ta cũng nên nắm bắt được những biểu hiện xuất hiện của bệnh. Đây đều là những biểu hiện cũng khá rõ ràng nên sẽ không gây khó khăn cho người bệnh đâu nhé. Cụ thể:
– Bệnh thường xuất hiện với cơn huyết áp kịch phát và xảy ra một cách đột ngột.
– Huyết áp của người bệnh có thể lên rất cao và kéo dài vài giờ đồng hồ. Nhưng cũng có khi chỉ vài phút ngắn ngủi rồi lại trở về bình thường.
– Tim đập nhanh
– Cảm giác hồi hộp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn
– Đau ngực, đau đầu và toàn thân vã nhiều mồ hôi lạnh vô cùng khó chịu
– Người bệnh thường xuyên bị hốt hoảng, lo lắng người mệt lả.
– Cơ thể có thể bị mất nhiều nước và rối loạn điện giải, có người còn bị trụy tim
Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh mà bạn cũng nên nắm bắt được như nhồi máu cơ tim, mắc bệnh mạch vành, suy tim, suy thận, đặc biệt có thể bị tổn thương đến mắt khiến người bệnh không thể nhìn thấy được.
Nếu như thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu như trên thì cần phải đi thăm khám ngay để đảm bảo khiến cho cơ thể không bị khó chịu, việc điều trị sớm sẽ tốt hơn nhiều.
Với những chia sẻ về u tuyến thượng thận trên đây hy vọng đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích nhé.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!