Hay quên có phải là một căn bệnh?

Suy giảm trí nhớ hay quên là tình trạng phổ biến và thường gặp ở những người cao tuổi. Liệu rằng đây có phải là một bệnh và làm sao phòng ngừa và điều trị tình trạng suy giảm trí nhớ hay quên này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng hay quên để giải đáp những thắc mắc của bạn.

Bệnh hay quên là gì?

Bệnh hay quên còn được gọi là bệnh đãng trí, chỉ tình trạng con người bỗng dưng không thể nào nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi những tổn thương ở các khu vực não bộ, nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ và dẫn đến tình trạng trí kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự lão hóa không ngừng của não bộ.

Hay quên là triệu chứng bệnh phổ biến hiện nay ở người cao tuổi lẫn người trẻ

Bệnh hay quên diễn biến âm thầm và nặng dần theo tuổi tác và thường dẫn đến các bệnh suy giảm trí tuệ nguy hiểm như Alzheimer.

Nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh hay quên?

Bệnh hay quên ở người lớn tuổi

Triệu chứng hay quên có thể là một phần bình thường của sự lão hóa. Khi chúng ta lớn tuổi, những thay đổi xảy ra trong tất cả các bộ phận của cơ thể bao gồm cả não bộ. Một số người phải mất nhiều thời gian hơn để ghi nhớ hoặc thường xuyên hay quên những việc họ đã làm. Đây là dấu hiệu của sự lãng quên ở mức độ nhẹ và chưa phải là vấn đề nghiêm trọng.

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi

Theo những thống kê mới nhất thid có đến 20 – 30 % gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Ở người trẻ tuổi, não bộ bình thường nhưng mắc chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn định: lo âu, thiếu ngủ, buồn bã, làm quá nhiều việc cùng một lúc khiến họ không thể chú ý, tập trung ghi nhớ hết những sự việc cần phải nhớ. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày của chúng ta.

Các nguyên nhân hay quên và mất tập trung ở người trẻ thường là:

Làm việc quá căng thẳng

Stress là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên

Căng thẳng kéo dài, áp lực công việc, ngủ không đủ giấc sẽ làm giảm tập trung chú ý và ảnh hưởng đến trí nhớ. Phần lớn những người này thường mắc những triệu chứng như rối loạn lo âu, trầm cảm,…

Do các bệnh lý

Người mắc những bệnh như thận mạn, bệnh gan mà không biết hoặc bệnh phổi mãn tính gây thiếu oxy não cũng có triệu chứng của bệnh suy giảm trí nhớ hay quên.

Bệnh liên quan đến não và chấn thương não

Mất trí nhớ tạm thời rất dễ xảy ra ở những người bị viêm não và viêm màng não. Ngoài ra còn có những trường hợp teo vỏ não do mắc các bệnh di truyền hoặc bệnh lý thoái hóa não,… cũng gây suy giảm trí nhớ và bệnh hay quên.

Chấn thương não gây nên bệnh suy giảm trí nhớ hay quên

Do sử dụng thuốc và các chất gây nghiện

Ở những người thiếu vitamin B1 sẽ dễ bị chứng mất trí nhớ có tên là hội chứng Wernicke-Korsakoff. Hội chứng này thường thấy ở người thiếu ăn hoặc người nghiện rượu.

Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu hoặc ít ra cũng làm giảm được quá trình tiến triển của bệnh, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn.

Phương pháp ngăn chặn, điều trị bệnh hay quên

Bệnh hay quên do lão hóa thì không cần thiết phải điều trị. Người bệnh có thể tập thể dục trí não, sống thoải mái, vui vẻ, bớt lo âu đồng thời hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá sẽ giúp chúng ta cải thiện trí nhớ.

Người ta thường dùng thuốc chống trầm cảm và phối hợp với liều nhỏ thuốc an thần.

  • Thuốc an thần thường được khuyến cáo dùng kèm là clonazepan hoặc bromazepam
  • Thuốc chống trầm cảm hay được sử dụng hơn là sertraline và paroxetine do chúng có hiệu quả điều trị tốt đối với cả trầm cảm và lo âu mà lại có ít tác dụng phụ
  • Đây là hai loại thuốc có khả năng làm giảm lo âu một cách nhanh chóng ở liều thấp, khó phụ thuộc thuốc và được bẹnh nhân dung nạp tốt 

Ngoài những loại thuốc chống trầm cảm như đã nêu ở trên thì người bệnh có thể được dùng kết hợp với các loại thuốc cải thiện tuần hoàn não như piracetam, ginkgo biloba với liều trung bình. Các thuốc này chỉ có hiệu quả khi được kết hợp với thuốc chóng trầm cảm. Chúng có rất ít tác dụng nếu chỉ dùng đơn độc.

Đối với các bệnh lý như Alzheimer, người bệnh cần phải điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ và đi khám định kỳ để tránh bệnh diễn ra nghiêm trọng hơn. 

Ngoài ra, người mắc bệnh cần kiểm soát các bệnh về thận, gan, rối loạn chuyển hóa lipid, tiểu đường để ngăn ngừa các bệnh liên quan đến đột quỵ gây ảnh hưởng cho não.

>>Xem thêm: Đau nửa đầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cảnh báo sức khỏe

Kết luận: 

Bệnh hay quên ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh và đặc biệt là ở những người trẻ đang trong quá trình phát triển sự nghiệp. Bài viết trên đây đã giải đáp một phần nào những điều về bệnh hay quên. Nếu có những dấu hiệu hay quên thì bạn nên xác định nguyên nhân, đi thăm khám và kết hợp với một lối sống lành mạnh tại nhà.

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status