Nguyên nhân và triệu chứng bệnh mất thính lực – điếc tai

Điếc tai là tình trạng bệnh nhân bị mất thính lực, không thể phát hiện và nghe được những âm thanh ở xung quanh mình. Đây là một căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, và rất khó để cải thiện hoàn toàn được thính lực khi mắc bệnh này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến chứng bệnh mất thính lực này? Các triệu chứng dễ nhận biết nhất khi mất thính lực là gì? Cùng mình tìm hiểu ngay phần thông tin trong bài viết này nhé!

Giới thiệu tổng quan về bệnh mất thính lực

Giới thiệu tổng quan về bệnh mất thính lực

Mất thính lực – điếc tai hay còn được gọi là khiếm thính, bệnh nhân vẫn có thể nghe được 1 số âm thanh, tuy nhiên nghe rất kém. Nhiều bệnh nhân thậm chí không nghe được người xung quanh nói gì. Hoặc có trường hợp nghe được, nhưng không rõ lời mà chỉ là những tạp âm rất lớn. Bệnh điếc tai (mất thính lực) được chia làm 3 loại:

  • Dẫn truyền: phát triển ở tai giữa hoặc tai ngoài.
  • Thần kinh: phát triển ở tai trong.
  • Hỗn hợp: phát triển cả ở tai trong và ngoài.

Từ việc tiếp xúc quá nhiều với những tiếng ồn lớn cũng là một nguyên nhân dẫn đến thính lực bị giảm. 

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh giảm thính lực

Tai có 3 bộ phận chính: tai trong, tai ngoài, tai giữa. Tai ngoài là nơi sóng truyền âm đi qua và gây tác động rung ở màng nhĩ. Tiếp đó thì màng nhĩ cùng với 3 xương nhỏ của tai giữa sẽ khuếch đại những rung động này. Và dần dần di chuyển vào phần tai trong, rung động tiếp tục được truyền qua các chất lỏng trong cấu trúc hình ốc của tai.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh giảm thính lực

Mỗi tế bào thần kinh trong ốc tai có chứa tới hàng nghìn các sợi lông nhỏ. Hỗ trợ quá trình chuyển đổi những rung động âm thành các tín hiệu điện. Di chuyển đến não và biến đổi thành các tín hiệu âm thanh. 

Những nguyên nhân gây điếc tai cần phải nhắc đến:

  • Bẩm sinh: Đây là căn bệnh mất thính giác bẩm sinh thường gặp ở trẻ sơ sinh. 
  • Tổn thương vùng tai trong: Nếu như tiếp xúc những tiếng ồn lớn trong 1 thời gian dài, tế bào thần kinh trong ốc tai hoặc trên lông sẽ bị hao mòn. Chỉ cần tế bào thần kinh hay những sợi lông này bị tổn thương hoặc biến mất. Các tín hiệu điện sẽ không di truyền một cách hiệu quả sẽ dẫn đến mất thính giác.
  • Tiếng ồn: Thính giác có thể bị hỏng nếu như gặp những tiếng động lớn: tiếng nổ, tiếng súng. Nếu như bạn sống trong môi trường có quá nhiều tiếng ồn lớn, năng lực thính giác của bạn sẽ ngày càng giảm.
  • Tích tụ ráy tai: Có thể trước giờ bạn vẫn nghĩ: ráy tai là vô hại. Tuy nhiên đây lại là nhân tố chặn lỗ tai và ngăn chặn đường truyền của sóng âm thanh. Để có thể khôi phục thính giác, hãy loại bỏ ngay phần ráy trong tai.
  • Xương tai phát triển bất thường, nhiễm trùng tai, có khối u ở tai: tình trạng này thường gặp ở tai giữa hoặc tai ngoài. Bất kể những biến đổi, tổn thương nào cũng đều là nguyên nhân dẫn gặp phải tình trạng điếc tai.
  • Thủng màng nhĩ (rách màng nhĩ): Từ việc thay đổi áp lực đột ngột, hãy tác động từ những tiếng nổ lớn. Màng nhĩ bị tác động bởi những vật nhọn gây nên rách hoặc thủng màng nhĩ.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể làm điếc tai hay mất thính giác: thuốc ung thư, tim, nhiễm trùng… Nhiều trường hợp sẽ bị mất thính giác vĩnh viễn, nhưng cũng có nhiều trường hợp thính giác được khôi phục lại ngay sau khi ngừng thuốc. 
  • Rối loạn di truyền dẫn đến điếc tai: Có nhiều trường hợp, cha mẹ truyền các gen đã gây ảnh hưởng đến con cái. Có tới 90% căn bệnh mất thính giác là do dị tật của phần tai trong.
  • Một số nguyên nhân khác: một số nguyên nhân gây mất thính giác khác: Meniere, tiếp xúc quá lâu trong môi trường có chất độc, quai bị, viêm màng não, thủy đậu, nhiễm trùng tai, viêm tai giữa… 

Những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh mất thính giác

Những triệu chứng dễ nhận biết của bệnh mất thính giác

Có rất nhiều bạn, thường bỏ qua những triệu chứng ban đầu dễ nhận biết của bệnh điếc tai. Một số triệu chứng giúp bạn phát hiện ra tình trạng bệnh mất thính giác dễ dàng nhất:

  • Rất khó để nghe được âm thanh và lời nói khác.
  • Rất khó để nghe được các phụ âm.
  • Bạn thường yêu cầu người đối diện nói chậm, to hơn và rõ ràng.
  • Khi xem tivi hay Radio thường xuyên tăng âm lượng.
  • Hội thoại, giao tiếp với người đối diện gặp khó khăn.
  • Dần dần ít quan tâm đến các mối quan hệ xã hội.

Kết Luận:

Điếc tai là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, để không bị ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm. Nhất là đối với trẻ nhỏ, mất thính giác ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng của cuộc sống. Để nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng, hãy thăm khám và điều trị bệnh nhanh nhất.

>>>Xem thêm: Bệnh lý về mắt, tật khúc xạ:Nguyên nhân, biểu hiện, phòng ngừa và điều trị bệnh Viễn thị

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status