Lưu ý khi đo huyết áp

Để xác định xem bạn có bị tăng huyết áp hay không, chuyên gia y tế sẽ đo huyết áp. Lưu ý khi đo huyết áp, vị trí của cánh tay và các yếu tố khác có thể thay đổi chỉ số huyết áp từ 10% trở lên. Điều đó có thể đủ để che giấu chứng cao huyết áp. Từ đó, khiến bạn bắt đầu sử dụng một loại thuốc mà bạn không thực sự cần thiết. Hoặc khiến bác sĩ của bạn điều chỉnh thuốc không chính xác. Do đó, bài viết sau đây sẽ chỉ ra những gì bạn có thể làm để đảm bảo máy đọc đúng huyết áp.

Lưu ý khi đo huyết áp để kịp thời phòng tránh rủi ro

Không sử dụng đồ có cồn trước khi đo huyết áp

Nghiên cứu cho thấy, đồ uống chứa cồn hoặc caffeine có trong thuốc lá, rượu,… sẽ làm huyết áp của bạn tăng bất thường. Từ đó, dẫn đến kết quả đo huyết áp không chính xác. Vì vậy, các chuyên gia khuyên rằng không nên sử dụng các loại đồ có cồn, caffein trong 30 phút trước khi thử nghiệm.

Ngồi im lặng và không hồi hộp

Cách tốt nhất là ngồi im trong vòng 5 phút trước khi bắt đầu đo huyết áp. Đặc biệt, nên giữ tinh thần thoải mái để tim hoạt động bình thường. Trong quá trình đo, hãy ngồi trên ghế. Đặt chân trên sàn và đỡ cánh tay sao cho khuỷu tay của bạn ngang với tim. Phần bơm hơi của vòng bít phải che hoàn toàn ít nhất 80% bắp tay. Vòng bít phải được đặt trên da trần, không trùm lên áo sơ mi.

Chú ý khoảng thời gian giữa các lần đo

Nên đo huyết áp hai lần với một khoảng thời gian ngắn giữa các lần đo. Nếu các kết quả đọc được khác nhau từ 5 điểm trở lên, hãy thực hiện lại lần thứ ba. Có những lúc để phá vỡ những quy tắc này. Nếu đôi khi bạn cảm thấy lâng lâng khi bước ra khỏi giường hoặc đứng sau khi ngồi. Bạn nên kiểm tra huyết áp khi ngồi rồi đến khi đứng. Để xem huyết áp có bị tụt từ vị trí này sang vị trí tiếp theo hay không.

Bởi vì huyết áp thay đổi trong ngày, bác sĩ sẽ hiếm khi chẩn đoán tăng huyết áp chỉ dựa trên một kết quả đo duy nhất. Thay vào đó, họ sẽ muốn xác nhận các phép đo ít nhất hai lần. Thường là trong vòng một vài tuần sau một lần nữa. Ngoại lệ đối với quy tắc này là nếu bạn có chỉ số huyết áp từ 180/110 mm Hg trở lên. Kết quả ở mức cao này thường cần được điều trị kịp thời.

Nên chú ý khoảng thời gian giữa các lần đo

Đo huyết áp ở hai cánh tay ít nhất 1 lần

Lúc này, số đo ở một cánh tay (thường là bên phải) có thể cao hơn số đo ở bên trái. Một nghiên cứu năm 2014 trên Tạp chí Y khoa Hoa Kỳ trên gần 3.400 người cho thấy sự khác biệt trung bình giữa hai cánh tay trong huyết áp tâm thu là khoảng 5 điểm. Con số cao hơn nên được sử dụng để đưa ra quyết định điều trị.

Nói chung, huyết áp từ 160/100 mm Hg đến 179/109 mm Hg nên được kiểm tra lại trong vòng hai tuần. Bên cạnh đó, khi các phép đo từ 140/90 đến 159/99 nên được lặp lại trong vòng bốn tuần. Những người thuộc nhóm tiền tăng huyết áp (từ 120/80 đến 139/89 mm Hg) nên được kiểm tra lại trong vòng bốn đến sáu tháng.

Lưu ý kiểm tra huyết áp theo từng tình trạng

Riêng những người có chỉ số bình thường (dưới 120/80 mm Hg) nên được kiểm tra lại hàng năm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể hẹn tái khám sớm hơn nếu các lần đo huyết áp trước đó của bạn. Điều này áp dụng khi có dấu hiệu tổn thương tim, não, thận và mắt; hoặc nếu bạn có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Ngoài ra, hầu hết các bác sĩ thường kiểm tra huyết áp của bạn bất cứ khi nào bạn đến khám tại phòng khám.

Lời kết

Nhìn chung, khi đo huyết áp, cần lưu ý những điều căn bản vừa nêu trên. Nhờ vậy, bạn mới biết chính xác được chỉ số huyết áp của mình đang như thế nào. Từ đó, có phương thức điều trị và thay đổi cách sống phù hợp. Song, ngoài những lúc đo huyết áp tại phòng khám, bạn cũng nên trang bị thiết bị máy đo huyết áp tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn nắm trước được tình hình sức khỏe của mình hơn.

>>Xem thêm: Lưu ý sau khi sử dụng thiết bị máy đếm bước chân

Các thông tin trên website Duocphamotc.com mang mục đích tham khảo, Quý Khách Hàng vui lòng không tự ý áp dụng theo khi không có sự chỉ dẫn thêm của bác sĩ chuyên môn.
Cảm ơn Quý Khách Hàng đã ghé thăm!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

DMCA.com Protection Status