Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Đau Cổ Vai Gáy
Bệnh đau cổ vai gáy là bệnh lý phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trưởng thành. Đây là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng gây đau kèm theo các hạn chế khi vận động quay cổ hoặc quay đầu. Căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt hằng ngày.
1. Nguyên nhân gây đau cổ vay gáy
Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện một cách đột ngột. Có nhiều bệnh nhân bỗng dưng sau một đêm ngủ dậy thấy xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy.
Nguyên gây gây ra bệnh này do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi…
Bệnh thường xuất hiện sáng sớm lúc ngủ dậy hoặc sau khi lao động nặng hoặc bị nhiễm lạnh. Bệnh sẽ tăng khi đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ. Hoặc khi thời tiết thay đổi
2. Bệnh đau cổ vai gái phân loại thế nào?
Dựa vào thời gian diễn ra bệnh. Người ta phân thành 2 loại: cấp tính và mãn tính
Trường hợp đau cổ vai gáy cấp tính:
Bệnh xuất phát những chấn thương của cơ và các dây chằng hoặc sau những tai nạn. Chấn thương hoặc trong khi ngủ nằm không đúng tư thế khiến cơ căng giãn quá mạnh.
Đa phần những tổn thương của dây chằng sẽ khỏi từ vài ngày đến vài tuần nhờ chất dinh dưỡng đi từ máu đến các cơ khá nhiều. Có thể kết hợp biện pháp chữa trị bằng tập vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau
Đau cổ vai gáy mãn tính:
Đây là tình trạng đau diễn ra lâu dài và kèm theo các triệu chứng như đau lan về một tay cùng cảm giác tê, dị cảm. Khi quan sát thấy những dấu hiệu do những tổn thương thực thể nên kiểm tra lâm sàng
3. Bệnh đau cổ vai gáy có những triệu chứng nào?
Bệnh đau cổ vai gáy thường có các triệu chứng mang tính cơ học, đó là:
- Hiện tượng đau tăng lên khi đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động cột sống cổ. Các triệu chứng đau sẽ tăng lên khi thay đổi thời tiết.
- Các triệu chứng đau sẽ lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu. Khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng đủ gây ảnh hưởng, gây đau vùng cổ, vai, gáy.
Bệnh đau cổ vai gáy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của người bệnh.
4. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đau cổ vai gáy như:
- Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng thường mắc phải bệnh này.
- Các tác động bệnh lý bên trong cơ thể như những người bị thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao. Là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau mỏi vai gáy triền miên cho người bệnh.
- Những người bị bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, do thay đổi thời tiết.a
5. Phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy bằng biện pháp nào?
Để phòng ngừa bệnh đau cổ vai gáy có thể kể đến một số biện pháp sau:
- Có chế độ tập luyện thể dục thể thao phù hợp, lựa chọn các bài tập vừa sức, phù hợp với sức khỏe của bản thân.
- Cần có chế độ làm việc hợp lý, nên vận động và nghỉ giải lao khi ngồi lâu.
- Có tư thế đúng khi ngồi đọc sách, học bài, đánh máy, cổ luôn thẳng, không cúi gập cổ quá lâu.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cần ăn đủ chất, bổ sung một số khoáng chất thiết
- yếu cho cơ thể như: như canxi, kali, các vitamin nhóm B, C, E,…
6. Biện pháp chẩn đoán đau cổ vai gáy
Khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chỉ định phương pháp chẩn đoán thích hợp nhằm tìm ra bệnh chính xác.
- Chụp X – quang: giúp tìm ra các khe hẹp giữa 2 đốt sống, các bệnh lý tương tự viêm khớp, khối u, cột sống gãy,…
- Chụp cắt lớp: mô tả chi tiết bên trong của phần cổ trên nhiều mặt cắt ngang.
- Chụp cộng hưởng từ: giúp phát hiện nhiều chi tiết, yếu tố có liên quan đến tủy sống và dây thần kinh, dây chằng và gân.
- Chụp tủy sống: sử dụng nhằm bổ sung hoặc thay thế cho phương pháp chụp cộng hưởng từ
- Ghi điện cơ cùng tốc độ dẫn truyền thần kinh được sử dụng cho việc chẩn đoán bệnh chính xác, tê bì hay kiến bò.
7. Những biện pháp điều trị bệnh đau cổ vai gáy
Mỗi giai đoạn của bệnh đau cổ vai gáy, sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau sao cho phù hợp.
Cụ thể:
- Khi bệnh mới ở giai đoạn đầu cần tránh cố gắng xoay đầu, xoay c, không ngồi quạt điện. Khi đi ngủ, chườm ấm vùng cổ, chiếu đèn hồng ngoại hoặc xoa bóp nhẹ nhàng 10-15 phút, sau 2-3 ngày bệnh sẽ tự hết.
- Khi bệnh ở mức độ vừa, các biểu hiện bệnh rõ ràng hơn. Lúc này, cần phải dùng một số loại thuốc hỗ trợ như: thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid…
- Ở mức độ bệnh nặng cần sử dụng các biện pháp châm cứu hoặc dùng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh.
- Bệnh đau cổ vai gáy không phải là bệnh khó chữa, cần điều trị sớm, nếu điều trị sai, điều trị muộn sẽ có nguy cơ cao phải nhập viện.
Mong rằng với những thông tin bài viết ở trên, chúng tôi tin rằng bạn đã có đủ kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho mình. Vì đây là căn bệnh khó chữa nên khi có những triệu chứng của bệnh, bạn hãy đến những cơ sở chuyên khoa thăm khám chẩn đoán bệnh. Chúc bạn nhiều sức khỏe!