Hiển thị tất cả 9 kết quả

Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Rối Loạn Tiền Đình

Bệnh rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dẫn đến, thông tin truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất khả năng kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn. Bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

1. Nguyên nhân gây nên bệnh rối loạn tiền đình

Hệ thống tiền đình nằm ở phía sau ốc tai, đóng vai trò quan trọng trong duy trì tư thế thăng bằng, dáng bộ. Phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Bệnh rối loạn tiền đình

Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai…
  • Chấn thương đầu
  • Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não
  • Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyền và môi trường sống

Theo nghiên cứu cho biết, vấn đề giữ thăng bằng và chóng mặt. Có thể do việc sử dụng thuốc điều trị đau mạn tính chứ không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác gây ra.

2. Bệnh rối loạn tiền đình có những triệu chứng nào?

Khi hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương. Rối loạn chức năng tiền đình có thể xảy ra, thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng
  • Không thể bước đi, dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
  • Rối loạn thính giác như ù tai
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi như lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý…

Tuỳ cá nhân mỗi người mà loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình sẽ khác nhau. Một số trường hợp càng lớn tuổi thì triệu chứng về thăng bằng càng nặng

3. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh rối loạn tiền đình

Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn tiền đình

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi càng tăng nguy cơ bị các bệnh lý gây chóng mặt, choáng váng. Đặc biệt là cảm giác mất thăng bằng

Theo kết quả của một nghiên cứu dịch tễ lớn. Ước tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.

  • Tiền sử bị chóng mặt. Nếu bạn đã từng bị chóng mặt trước đây thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai
  • Môi trường sống và làm việc: quá ồn, thời tiết khó chịu khi chuyển mùa…
  • Những người thường xuyên bị căng thẳng về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính

Một thực tế cho thấy rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên…

Nguyên nhân do đây là những đối tượng thường ngồi nhiều, ít vận động. Dẫn đến tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền. Rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình

Để phòng ngừa bệnh thì những thói quen sinh hoạt được xem là biện pháp hàng đầu.

  • Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa
  • Mang theo kính mát và đội mũ nếu tình trạng rối loạn tiền đình của bạn xuất phát từ nguyên nhân nhạy cảm với ánh sáng
  • Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn
  • Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn
  • Tăng cường vận động thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não
  • Tìm cách hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động

5. Biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn tiền đình

Dựa vào hỏi bệnh sử và thực hiện khám lâm sàng. Bác sĩ có thể khai thác những thông tin đó để tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán.

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định là:

  • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG). Phương pháp này là một quy trình bao gồm các xét nghiệm điện. Đồng thời, sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt. Mục đích nhằm đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh
  • Xét nghiệm xoay vòng. Đây là một phương pháp khác để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển
  • Xét nghiệm âm ốc tai cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển trong ốc tai làm việc có tốt không. Bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai
  • Chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác mà có thể gây các triệu chứng mất thăng bằng như chóng mặt hoặc ngất.

6. Điều trị bệnh rối loạn tiền đình

Dựa trên bệnh sử, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán. Bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp với bệnh nhân.

Cụ thể như:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: là phương pháp áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Các bài tập này là được thiết kế và xây dựng để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình
  • Tập thể dục: Bác sĩ sẽ hướng dẫn các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng tiền đình. Ngoài ra tập thể dục còn giúp giảm bớt căng thẳng. Chính vì vậy chế độ tập luyện là một phần quan trọng của quá trình điều trị.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh
  • Thuốc: việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh phụ thuộc vào rối loạn chức năng tiền đình là đang ở giai đoạn ban đầu
  • Phẫu thuật: được chỉ định khi các phương pháp nêu trên không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh lý gặp ở mọi lứa tuổi, phổ biến hơn ở người trưởng thành. Nếu không điều trị rối loạn tiền đình sớm, bệnh có thể gây ra biến chứng khó lường. Mong rằng bài viết chia sẻ ở trên, đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh cũng như cách điều trị. Chúc bạn nhiều sứ khỏe!

DMCA.com Protection Status