Hiển thị 1–12 của 57 kết quả

Đừng Đọc Bài Viết Này Nếu Bạn Không Quan Tâm Đến Bệnh Viêm Khớp

Viêm khớp là một bệnh lý thường gặp, gây nhiều khó khăn, đau đớn trong sinh hoạt và lao động.

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

Theo thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam tỉ lệ người mắc các chứng bệnh về bệnh chiếm 35% dân số, trong đó lứa tuổi từ 50 đến 70 chiếm 70%.

điều trị bệnh viêm khớp

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp

Viêm khớp là một thuật ngữ chung của tất cả các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp.

Bệnh có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau:

Các nguyên nhân tại khớp:

Thường gặp như viêm sụn, thoái hóa, bào mòn sụn khớp, nhiễm khuẩn tại khớp, chấn thương khớp..

Các nguyên nhân ngoài khớp:

Thường gặp do các rối loạn chuyển hóa bất thường hệ thống miễn dịch gây tổn thương các thành phần trong khớp.

Triệu chứng bệnh viêm khớp thường gặp

Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên.

Tuy nhiên viêm xương khớp cũng có thể gặp ở người trẻ đặc biệt là sau các chấn thương tại khớp.

triệu chứng bệnh viêm khớp

Bệnh có những triệu chứng phổ biến sau:

  • Đau khớp, có thể đau khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động.
  • Hạn chế tầm vận động của khớp, hầu hết các trường hợp hạn chế có kèm theo đau.
  • Sưng và cứng khớp: thường gặp trong các bệnh lý viêm khớp cấp tính.
  • Viêm tại chỗ hay vùng xung quanh khớp.
  • Đỏ vùng da quanh khớp.
  • Lạo xạo khi cử động các khớp, thường gặp và buổi sáng.
  • Các triệu chứng ngoài khớp kèm theo có thể có như: sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân..

Những đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh viêm khớp

Viêm khớp là một bệnh khá phổ biến. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Cụ thể là:

Độ tuổi:

Mặc dù viêm khớp có thể gặp ở cả trẻ em nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc các bệnh viêm khớp cao hơn.

Hầu hết bệnh là do ảnh hưởng của các rối loạn chuyển hóa và tích tụ các chấn thương kéo dài.

Giới tính:

Bệnh viêm khớp gây ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Nghề nghiệp:

Các công việc lao động nặng, ngồi lâu trong một tư thế, vận động sai tư thế có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp cao hơn.

Chấn thương:

Các chấn thương tại khớp có thể gây ra viêm khớp cấp tính ngay lúc đó hoặc tăng nguy cơ viêm khớp sau này.

Thừa cân:

Làm tăng sức ép lên các khớp từ đó gây các bệnh viêm khớp hoặc đẩy nhanh quá trình viêm đã có sẵn tại khớp.

Các rối loạn trao đổi chất:

Ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng các thành phần của khớp và các xuất hiện các thành phần bất thường trong khớp.

Các bệnh hệ thống miễn dịch và một số rối loạn di truyền cũng có thể tăng nguy cơ bệnh khớp

Video đề xuất: Điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa khớp gối

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp

Như chúng ta đều biết, viêm khớp gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động do đau đớn.

Vì vậy, để giảm nguy cơ mắc bệnh ta nên áp dụng những biện pháp phòng bệnh sau:

  • Tập thể dục: các môn thể dục khác nhau có thể được lựa chọn tùy thuộc và độ tuổi và điều kiện cụ thể.
  • Duy trì cân nặng trong giới hạn cho phép.
  • Đảm bảo an toàn trong lao động, hạn chế các chấn thương tới khớp.
  • Ngồi và làm việc đúng tư thế.
  • Khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các rối loạn chuyển hóa của cơ thể.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm khớp

Bệnh viêm khớp thường có 2 dạng phổ biến là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp

Vì vậy, mỗi bệnh viêm khớp đều có tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau về lâm sàng và các xét nghiệm. Biện pháp cụ thể như:

Khám bệnh:

Khám xác định tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp, và một số nghiệm pháp để xác định tràn dịch của khớp.

Các xét nghiệm cần thực hiện:

Các xét nghiệm cơ bản:

Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, protein phản ứng C (CRP), xét nghiệm chức năng gan, thận…

Chụp xquang khớp: phát hiện các biến đổi về cấu trúc của khớp.

Chụp xạ hình xương:

Đây là phương pháp hiện đại vừa cho biết các thay đổi về hình dạng của các xương khớp.

Đặc biệt giúp phát hiện sớm các trường hợp ung thư và u xương khớp.

Các xét nghiệm khác về miễn dịch trong trường hợp viêm khớp dạng thấp như: định lượng yếu tố dạng thấp( RH), anti CCP…

Biện pháp điều trị bệnh viêm khớp hiện nay

biện pháp điều trị bệnh viêm khớp

Để điều trị bệnh viêm khớp kết hợp điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và thay đổi lối sống:

Điều trị nội khoa(dùng thuốc)

Các thuốc được dùng tùy theo từng loại viêm khớp, bao gồm thuốc giảm đau chống viêm và các thuốc đặc hiệu cho từng nguyên nhân.

Vì vậy việc sử dụng thuốc cần thực hiện theo chỉ định của thầy thuốc.

Các thuốc giảm đau chống viêm thường dùng để điều trị trong bệnh viêm khớp là nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid với các biệt dược như mobic, ibuprofen.

Corticoid có thể sử dụng chống viêm trong một số trường hợp

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

Ta dùng phương pháp này trong các trường hợp:

  • Khớp không thể hoạt động được.
  • Đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa
  • Ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, thẩm mỹ của bệnh nhân

Các phương pháp phẫu thuật bao gồm:

  • Phẫu thuật tạo hình khớp để thay thế khớp.
  • Phẫu thuật làm cứng khớp: các đầu xương sẽ bị khóa lại với nhau cho đến khi chúng được chữa lành
  • Tạo hình xương: xương sẽ được phẫu thuật tái tạo để đảm bảo thực hiện chức năng của khớp.

Chế độ sinh hoạt hợp lí

  • Tập thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng sẽ giúp khớp dẻo dai hơn. Bơi lội là một sự lựa chọn tốt cho các bệnh nhân viêm khớp do môn thể thao này sẽ giảm áp lực lên các khớp. 
  • Chế độ ăn nên giảm lượng tinh bột đặc biệt với các trường hợp béo phì. Tăng các loại thức ăn có chứa chất oxi hóa để giảm viêm.

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để giảm tiến triển nặng thêm của viêm khớp.

Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm những kiến thức để hiểu rõ hơn về bệnh viêm khớp. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0981847088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo/

DMCA.com Protection Status