Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Cảnh Báo: 7 Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Tiền Mãn Kinh
Bệnh tiền mãn kinh là đoạn xảy ra khi hoạt động của buồng trứng giảm và xuất hiện những biểu hiện lâm sàng. Đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ có thể sinh đẻ.
Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh được coi là sớm khi xuất hiện trước tuổi 40. Bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm sinh lý của chị em rất nhiều.
Bệnh tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn trước mãn kinh ở người phụ nữ, là lúc mà nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm nhiều.
Gây ra những triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh.
Ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh sẽ có những thay đổi về nồng độ estrogen và progesterone
Trong giai đoạn này, hoạt động buồng trứng bắt đầu suy giảm. Và có sự mất cân bằng các nội tiết tố nữ
Những thay đổi về nội tiết có thể dẫn đến các triệu chứng như bốc hỏa, rối loạn vận mạch…
Triệu chứng bệnh có thể kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm sau khi người phụ nữ không có kinh.
Trong khoảng thời gian này. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn, mất kinh một thời gian sau đó lại có.
Độ tuổi bệnh tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Thông thường, thời gian bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh ở mỗi phụ nữ là khác nhau vì thể chất mỗi người mỗi kiểu.
Tuy nhiên, đa phần phụ nữ đối mặt với tuổi tiền mãn kinh khi ở độ tuổi 40- 47.
Giai đoạn tiền mãn kinh diễn ra ngắn hay kéo dài phụ thuộc vào nội tiết trong cơ thể mỗi người.
Có người chỉ phải chịu thời kỳ này 2 – 3 năm, có người phải chật vật suốt 7 – 8 năm.
Mốc đánh dấu thời kỳ tiền mãn kinh chấm dứt được xác định sau 12 tháng liên tục không có kinh nguyệt.
Nguyên nhân gây nên bệnh tiền mãn kinh
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do hoạt động của buồng trứng bắt đầu suy giảm. Dẫn tới sự mất cân bằng hoặc rối loạn nồng độ các nội tiết tố nữ
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiền mãn kinh
Phụ nữ có thể dễ dàng nhận biết giai đoạn tiền mãn kinh đã hay chưa dựa vào các dấu hiệu dưới đây:
Rối loạn kinh nguyệt:
Khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình trở nên thất thường. Kinh nguyệt tháng có tháng không, chu kỳ kinh thưa hơn,..
Cũng có thể dẫn đến mất kinh; lượng máu kinh trở nên ít hơn; số ngày kinh kéo dài,…
Khô hạn, giảm ham muốn:
Phụ nữ tiền mãn kinh thường bị suy giảm ham muốn, âm đạo khô, giảm khoái cảm
Sự suy giảm estrogen khiến âm đạo khô, lượng dịch tiết ra bôi trơn kém đi. Độ đàn hồi của “cô bé” cũng giảm đi.
Bốc hỏa, hay cáu gắt:
Theo thống kê, khoảng 75% phụ nữ tiền mãn kinh phải chịu đựng những cơn nóng thất thường với mức độ từ nhẹ tới nặng.
Thường xuyên gặp các vấn đề về giấc ngủ:
Không ít chị em ở lứa tuổi tiền mãn kinh than phiền về tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Nám, sạm, da khô nhăn, rụng tóc:
Khi estrogen bị suy giảm, làn da sẽ trở nên mỏng hơn, kém đàn hồi, khô và lộ rõ nếp nhăn.
Đồng thời, các vết nám, sạm, tàn nhang cũng xuất hiện trên da nhiều hơn.
Bên cạnh đó, tóc mất dần sắc tố và chuyển sang hoa râm.
Nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và xương khớp:
Nội tiết tố estrogen suy giảm làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và xương khớp bởi bảo vệ tim mạch.
Nhiễm trùng đường tiểu:
Chị em có thể nhận thấy dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiểu là đi tiểu nhiều, tiểu rắt, đau khi đi tiểu,…
Biện pháp phòng ngừa bệnh tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là một quá trình diễn ra tự nhiên và bắt buộc phải trải qua trong vòng đời của người phụ nữ.
Mãn kinh cũng có thể xảy ra sớm là do một bệnh nào đó hoặc bởi tác dụng phụ của thuốc.
Vì vậy, bạn nên chú ý đến những dấu hiệu của bệnh. Để đến các cơ sở chuyên khoa uy tín thăm khám để được tư vấn.
Lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải trong quá trình này.
- Ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên tập thể dục, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn.
- Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để bị stress
Video đề xuất: Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40
Biện pháp điều trị bệnh tiền mãn kinh
Vì là quá trình diễn ra tự nhiên nên hầu hết các trường hợp không cần sự can thiệp y tế hay điều trị.
Tuy nhiên, do những triệu chứng mà bệnh mang lại nên điều trị tiền mãn kinh là cần thiết.
Một số phương pháp điều trị bệnh
Liệu pháp hormone:
Đây là lựa chọn tốt nhất để điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc là dẫn chất estrogen.
Dựa vào tình trạng sức khoẻ hiện tại và bệnh sử gia đình, các bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng estrogen phù hợp.
Vaginal estrogen:
Để làm dịu chứng khô âm đạo, estrogen có thể được đưa trực tiếp vào âm đạo và được hấp thụ bởi các mô âm đạo.
Điều này có thể làm âm đạo bớt khô ráp và làm dịu một số triệu chứng liên quan đến âm đạo.
Thuốc chống trầm cảm:
Có tác dụng làm dịu hiện tượng bốc hỏa và các triệu chứng tâm lý khác như lo âu, muộn phiền.
Để an toàn, người bệnh nên thảo luận với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ với mỗi phương pháp.
Hy vọng, với những chia sẻ bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh lý tiền mãn kinh. Nếu bạn có thắc mắc nào, hãy gọi điện cho chúng tôi qua hotline 0981847088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo/