Hiển thị 1–12 của 19 kết quả

Bạn Biết Gì Về  Bệnh Ung Thư Tuyến Tiền Liệt?

Ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, gây tử vong đứng hàng thứ 2 sau ung thư phổi. Cũng như các bệnh ung thư khác, ung thư tiền liệt tuyến không lây.

Thời gian sống của bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến phụ thuộc lớn vào giai đoạn phát hiện. Vì vậy, phát hiện điều trị bệnh sớm là rất quan trọng.

Tại Mỹ, tỷ lệ tử vong vào những năm 70 và 80 là 0,7% đối với đàn ông da trắng, 1,6% đối với đàn ông Mỹ gốc Phi, tỷ lệ này tăng hàng năm khoảng 3,1% tính đến năm 1995.

Tại Châu Âu, con số tử vong năm 1994 tại Hà Lan: 33/100.000 người, tại Thụy Điển: 28/100.000 người.

bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Nguyên nhân gây bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyền liệt tuyến được coi là căn bệnh của người cao tuổi, phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh sau 50 tuổi. Độ tuổi trung bình được chẩn đoán: 72 tuổi.

Trên thế giới, những nghiên cứu về ung thư tuyến tiền liệt đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về sinh bệnh học.

Đặc biệt là sự liên quan của một số gen trong quá trình phát sinh và phát triển của bệnh và các yếu tố nguy cơ như môi trường, chế độ ăn.

Ung thư tuyến tiền liệt đứng thứ 12 trong các bệnh ung thư phổ biến thường gặp ở nam giới tại Việt Nam.

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên khả năng sàng lọc, phát hiện bệnh đã được cải thiện nhờ vào chất chỉ điểm PSA.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có những triệu chứng nào?

Khi mới mắc bệnh người bệnh rất khó nhận ra, các triệu chứng mơ hồ, không rõ rệt.

Những triệu chứng của bệnh thật sự được biểu hiện khi bệnh đã vào giai đoạn cuối.

  • Đau lưng dưới, đau hông, đùi, đau hơn khi đã di căn vào xương.
  • Cơ thể thường xuyên đau nhức, mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn đến tụt cân không kiểm soát.
  • Đau vùng bụng, đi tiểu khó khăn khi bị buốt hoặc rát, thâm chí không thể đi tiểu.
  • Tiểu đêm nhiều lần, nước tiểu đục và có máu
  • Cương dương bị rối loạn, khó duy trì cương dương khi giao hợp.
  • Các vấn đề về đường ruột, đặc biệt là bị táo bón nặng.
  • Có thể gãy xương khi ung thư đã di căn vào xương

Video đề xuất: Cận cảnh điều trị ung thư tiền liệt tuyến bằng phẫu thuật nội soi robot.

Những giai đoạn của bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Ung thư tuyến tiền liệt được chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Khối u mới hình thành.
  • Giai đoạn 2: Khối u chưa phát triển lớn.
  • Giai đoạn 3: Ung thư đã xâm lấn sang mô lân cận.
  • Giai đoạn 4: Ung thư di căn qua máu và bạch huyết đến xương, gan, phổi.

Ở giai đoạn 1 và 2 khi phát hiện sớm kết hợp cùng phác đồ điều trị từ bác sĩ bệnh nhân có thể thoát khỏi án tử.

Ở giai đoạn 3 và 4 khối u đã di căn sang nhiều bộ phận khác, việc chữa trị cũng không còn mang lại hiệu quả cao.

Bác sĩ sẽ tiến hành xạ trị, truyền hóa chất ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Tỉ lệ chữa khỏi khi đã ở giai đoạn cuối là khá thấp, đặc biệt đối với bệnh nhân có độ tuổi càng cao thì tỉ lệ chữa khỏi càng thấp.

Đối tượng có nguy cơ cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt cao

Bệnh ung thư tiền liệt tuyến thường gặp ở những người:

  • Có tiền sử người thân trong gia đình mắc ung thư tuyến tiền liệt.
  • Những người béo phì.
  • Những người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh giàu chất béo.
  • Người thường xuyên sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Biện pháp phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Bởi vì bệnh ở 2 giai đoạn đầu, triệu chứng khá khó phát hiện. Vì vậy, chúng ta nên có những biện pháp phòng bệnh để giảm thiểu căn bệnh nguy hiểm này

phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh ít thịt đỏ và bổ sung nhiều chất xơ
  • Kiểm tra sức khỏe định kì để tầm soát nguy cơ ung thư, đặc biệt thông qua xét nghiệm PSA để phát hiện sớm bệnh
  • Vận động, thể dục thể thao hợp lý
  • Có một chế độ sinh hoạt khoa học và đều đặn

Biện pháp chẩn đoán bệnh

Ở giai đoạn sớm, chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến khá khó khăn vì hầu như không có triệu chứng.

Chủ yếu bệnh được chẩn đoán dựa vào PSA cao trong lần khám bệnh định kì.

Nếu có các triệu chứng thể hiện sự xâm lấn và chèn ép đường tiết niệu như đái khó, đái rắt, đái máu…

Nếu tắc nghẽn ở trực tràng, cương đau dương vật hoặc xuất tinh ra máu thì thăm khám trực tràng sẽ là phương pháp có giá trị chẩn đoán cao.

Khi thăm khám trực tràng sẽ giúp thầy thuốc phát hiện khối u cũng như đánh giá tuyến tiền liệt về mật độ, kích thước, đặc điểm rãnh giữa

Ở giai đoạn muộn, biểu hiện triệu chứng rõ ràng nhưng đã có thể kèm di căn nên các triệu chứng không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn có thể giúp đánh giá tình trạng di căn ở các bộ phận khác của cơ thể đặc biệt là di căn xương.

Biện pháp điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến, tùy thuộc vào từng giai đoạn, tùy từng tình trạng người bệnh nhằm tối ưu hóa việc điều trị.

Có một số phương pháp điều trị ung thư tiền liệt tuyến như sau:

  • Phẫu thuật:

Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ toàn bộ tuyến tiền liệt, hai túi tinh cùng với nạo hạch vùng chậu hai bên.

Phương pháp này có thể áp dụng khi khối u còn nằm khu trú ở trong tuyến tiền liệt (ứng với giai đoạn I hoặc II của bệnh).

  • Điều trị nội tiết:

Vì ung thư tuyến tiệt liệt nhạy với nội tiết tố nam nên việc cắt hai tinh hoàn của bệnh nhân hoặc dùng thuốc ức chế làm giảm nội tiết tố nam. Từ đó, sẽ cắt nguồn cung cấp tiết tố nam giúp ngăn chặn khối u phát triển.

  • Xạ trị:

Là chiếu xạ từ ngoài gọi là xạ trị ngoài còn cấy các hạt phóng xạ vào trong long tuyến gọi là xạ trị trong. Hiểu đơn giản là chiếu những tia phóng xạ vào để diệt tế bào ung thư

  • Hóa trị:

Đây không phải là phương pháp điều trị tận gốc với ung thư tiền liệt tuyến mà được dùng trong giai đoạn kháng cắt tinh hoàn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp cho bạn hiểu về bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0981847088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe!

Lưu ý: Thông tin bài viết chỉ mang tính tham khảo/

DMCA.com Protection Status