Hiển thị 1–12 của 76 kết quả

Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Bạn có biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ chiếm 14% trong tổng số bệnh nhân thoái hóa cột sống?

Đây là căn bệnh phổ biến của xã hội. Bệnh không chỉ ở những người cao tuổi mà còn ở người trẻ thường làm việc trong văn phòng, ít vận động.

Thoái hóa đốt sống cổ gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như trong lao động cho người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh đều gặp cả hai giới nam và nữ gần như ngang nhau.

1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

Đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt tới các bao hoạt dịch, dây chằng. Dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.

Thoái hóa đốt sống cổ là gì?

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến. Bệnh có thể gặp thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào, đoạn C5-C6-C7 là thường gặp nhất.

Hoạt động sai tư thế là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài ở một tư thế, ít vận động là những nguyên nhân chính gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ.

Những công việc phải cúi, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng gây thoái hóa cột sống.

Đặc biệt, những công việc phải sử dụng máy tính nhiều, ít vận động. Đây là những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống.

Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy khi đó không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.

Ngoài ra, nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ còn có thể là do chế độ dinh dưỡng hoặc thói quen sinh hoạt

2. Thoái hóa đốt sống cổ có những triệu chứng gì?

Hầu hết các trường hợp thoái hóa cột sống cổ thường không có biểu hiện gì đặc biệt trong một thời gian dài ban đầu.

Khi các triệu chứng xuất hiện các biểu hiện thường thấy nhất đó là người bệnh có các cảm giác đau, mỏi, nhức khó vận động vùng cổ.

nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ

Hầu hết các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ luôn có cảm giác đau buốt khó chịu. Điều này, xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi, mọi cử động đều gây nên đau đớn.

Một số triệu chứng cụ thể bao gồm:

  • Thực hiện các động tác ở cổ bị vướng và đau thậm chí có thể thỉnh thoảng bị vẹo cổ.
  • Đau kéo dài từ gáy lan ra tai, cổ, ảnh hưởng tới tư thế đầu cổ, gây ra “tư thế vẹo cổ”, tư thế sái cổ.
  • Một số những trường hợp, mất cảm giác sâu của tay, đôi khi cánh tay và bàn tay có thể bị tê liệt.
  • Có trường hợp bệnh nhân khi gặp thời tiết lạnh kết hợp với một tư thế nằm không thuận lợi ban đêm. Dẫn đến, cứng cổ sáng hôm sau.

3. Đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

  • Tuổi: Người cao tuổi là một đối tượng nguy cơ cao. Thoái hóa đốt sống cổ thường xuất hiện trên những người ở  tuổi trung niên.
  • Nghề nghiệp: Những làm việc ở tư thế cúi, cử động nhiều ở vùng đầu cổ, cường độ lao động cao. Những người dễ bị thoái hóa đốt sống cổ nhất là người đi cấy, thợ cấy thợ cắt tóc, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ sơn trần, thợ trát vách, diễn viên xiếc. Đây cũng là bệnh thường gặp nhất đối với những người làm việc trong văn phòng
  • Chấn thương cổ. Chấn thương cổ trước đây xuất hiện làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ.
  • Yếu tố di truyền: Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có liên quan đến tăng đau cổ.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp. Chính vì thể, những thay đổi thói quen trong khi làm việc rất quan trọng.

tập thể dục phòng ngừa thoái hóa đốt sổng cổ

Những biện pháp cụ thể như:

  • Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.
  • Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc.
  • Ngoài ra, ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng. Không  để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp.
  • Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.
  • Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế. Tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ.

5. Biện pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.

Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

Điều trị nội khoa

  • Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid: việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong nhóm này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo khác.
  • Corticosteroid: một liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, tiêm Corticosteroid có thể là cần thiết.
  • Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm sự co cơ từ đó giúp giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.

Vật lí trị liệu

Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau đáng kể.

Phẫu thuật

Nếu điều trị bảo tồn thất bại hoặc nếu các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay cần phẫu thuật để giải phóng chèn ép tạo thêm chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

6. Một số bài tập vận động cho người bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng có chiều hướng gia tăng. Chính vì thế, việc tập luyện phục hồi chức năng là một trong những biện pháp hữu hiệu

Kéo dài cột sống cổ ở tư thế gấp

  • Người tập ngồi thoải mái trên ghế, đúng vị thế (đầu và thân mình thẳng, hai bàn chân sát trên sàn nhà, khớp cổ chân, khớp gối, khớp háng vuông góc, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân).
  • Đặt một bàn tay sau gáy rồi nhẹ nhàng đẩy cằm về phía ngực. Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, rồi làm lại 10 lần. Mỗi ngày tập 02 lần

Kéo giãn cột sống ở tư thế nghiêng về phía bên

  • Người bệnh ngồi, hoặc đứng thoải mái, đúng vị thế. Tay phải duỗi, dạng dọc theo thân mình.
  • Đặt bàn tay trái lên đỉnh đầu sau đó từ từ nghiêng đầu về bên phải (trong khi tay kéo đầu xuống phía bên trái) để làm giãn các cơ bên phải cột sống cổ.
  • Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, rồi làm lại 10 lần. Tập lại tương tự với phía bên trái, làm 10 lần như vậy cho mỗi bên. – Mỗi ngày tập 02 lần.

Kéo giãn cột sống ở tư thế ngửa ra phía sau

  • Người tập ngồi trên ghế thoải mái, đúng vị thế như trong bài tập 1.
  • Đặt lòng bàn tay phải lên trán. Sau đó từ từ và nhẹ nhàng đẩy đầu ngửa ra phía sau.
  • Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần.
  • Mỗi ngày tập 02 lần

Kéo giãn nâng cơ vai

  • Người tập ngồi thoải mái, đúng vị thế, tay trái duỗi dọc theo thân mình, bàn tay bám vào mép ghế.
  • Đặt bàn tay phải lên đỉnh đầu, sau đó kéo nhẹ đầu xuống phía bên phải, mắt nhìn về phía bên phải.
  • Giữ như vậy 10 giây, thư giãn, làm lại 10 lần như vậy.
  • Tập tương tự đối với phía bên trái. Mỗi ngày tập 02 lần.

Mong rằng qua bài viết trên, độc giả đã có thêm kiến thức liên quan đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Nếu cần hỗ trợ, tư vẫn hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0981.847.088.

Nguồn than khảo: Vinmec.com

DMCA.com Protection Status