Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Những Kiến Thức Cần Biết “Suy Giảm Chức Năng Gan“
Tình trạng suy giảm chức năng gan xảy ra khi các phần lớn của gan bị tổn thương đến mức không thể tự phục hồi và hoạt động bình thường trở lại nữa. Rượu, béo phì, tiểu đường … là những tác nhân chính gây bệnh gan cho bạn.
Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn về các biến chứng, tác hại cũng như giới thiệu một số phương pháp điều trị suy gan cho bạn.
1. Nguyên nhân suy giảm chức năng gan
Gan là một cơ quan trong cơ thể, nằm ngay dưới cơ hoành, bên phải ổ bụng. Đây là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể.
Khi chức năng gan suy giảm dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể chúng ta
Vậy nguyên nhân do đâu?
- Thói quen sinh hoạt không điều độ, thiếu khóa học: Việc thay đổi đồng hồ sinh học như thức khuya, lười vận động hay ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo,…
- Ăn những thực phẩm nhiễm bẩn dẫn đến gan bị tích tụ quá nhiều các chất độc hại từ những loại thực phẩm trên sẽ dần dần gây suy yếu các chức năng của gan, viêm gan.
- Chức năng gan suy giảm do bia rượu : Người có thói quen sử dụng bia rượu mỗi ngày, khiến cho gan bị quá tải không thể chuyển hóa được hết chất độc, khiến gan dần dần tích tụ độc.
2. Triệu chứng khi chức năng gan suy giảm
Khi chức năng gan suy giảm, sẽ gây nguy hiểm khôn lường tới sức khỏe con người có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan và ảnh hưởng lớn đến các cơ quan khác.
Một số triệu chứng cụ thể như:
- Vàng mắt
- Mẩn ngứa
- Thừa cân, béo phì
- Vú to ở nam giới
- Lòng bàn tay đỏ
- Trí nhớ giảm sút
- Luôn mệt mỏi
- Giấc ngủ rối loạn
- Khô mắt hoặc khô miệng…
Xem thêm >>> Sự khác nhau giữa viêm gan A và viêm gan B – Vinmec
3. Bệnh suy gan gây ra những tác hại gì?
Gan đảm nhận rất nhiều chức năng quan trọng trong đó có 3 chức năng đáng chú ý nhất, đó là: Tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn; thanh lọc độc tố cho máu đi nuôi cơ thể; dự trữ glucose để tạo năng lượng khi cần thiết.
Biến chứng:
- Phù não: Suy gan thường gây tích tụ chất lỏng. Ngoài bụng, dịch cũng có thể tràn vào trong não và làm tăng áp;
- Khó đông máu: Gan đóng vai trò lớn trong việc giúp máu đông lại. Khi gan ngừng hoạt động, bạn có nguy cơ bị chảy máu không thể cầm được;
- Nhiễm trùng: Bệnh gan giai đoạn cuối có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng, dẫn đến viêm phổi và nhiễm trùng tiểu;
- Suy thận: Suy gan có thể làm thay đổi cách hoạt động của thận và dẫn đến suy giảm chức năng thận.
4. Thực phẩm cải thiện suy gan trong bữa ăn hằng ngày
Gan là một cơ quan quan trọng trong cơ thể, có chức năng trao đổi chất dinh dưỡng, phá vỡ carbohydrate, tạo glucose và giải độc cơ thể. Chính vì thế để giúp gan luôn khỏe mạnh ta cần bổ sung những thực phẩm tốt cho gan
- Cà phê
- Bột yến mạch
- Trà xanh
- Tỏi
- Quả mọng
- Nho
- Bưởi
- Quả lê gai
- Cá béo
- Quả hạch…
5. Ngăn ngừa suy giảm chức năng gan
Cách tốt nhất để ngăn ngừa chức năng gan suy giảm là hạn chế nguy cơ mắc bệnh xơ gan hoặc viêm gan. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người:
- Tiêm vắc-xin để ngăn ngừa viêm gan A và B;
- Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý;
- Duy trì cân nặng vừa phải, khỏe mạnh;
- Không uống quá nhiều rượu, tránh uống rượu khi đang dùng acetaminophen;
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay kỹ và thường xuyên;
- Không dùng chung đồ cá nhân, như bàn chải đánh răng và dao cạo râu;
- Nếu dự định xăm mình hoặc bấm lỗ trên cơ thể, hãy chọn cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh và tất cả các thiết bị đều vô trùng;
- Quan hệ tình dục an toàn với bao cao su;
- Không dùng chung bơm kim tiêm với bất kỳ ai.
Biện pháp điều trị bệnh suy gan
Hiện nay, để điều trị bệnh ta có thể dùng thuốc cùng với việc chăm sóc hỗ trợ đúng cách. Nếu suy gan do tổn thưởng lâu dài thì ta phải dùng đến biện pháp ghép gan
Trên đây là những thông tin, kiến thức về bệnh suy gan mà chúng tôi tổng hợp. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Chúc bạn nhiều sức khỏe !
Nguồn tham khảo. Vinmec.com