Hiển thị 1–12 của 96 kết quả

Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Mãn Kinh Sớm

Bệnh mãn kinh sớm hay còn gọi là tình trạng mãn kinh trước tuổi 40. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và chất lượng cuốc sống của người phụ nữ. Để tìm hiểu rõ hơn cũng như cách điều trị căn bệnh này, chúng ta cùng tham khảo qua bài viết dưới đây

1. Bệnh mãn kinh sớm do đâu?

Bệnh mãn kinh sớm sẽ có những tác động không tốt đối với phụ nữ so với việc mãn kinh đúng tuổi hoặc mãn kinh muộn.

Nguyên nhân bệnh mãn kinh sớm

Nguyên nhân bệnh bao gồm:

  • Khiếm khuyết trong nhiễm sắc thể có thể gây ra mãn kinh sớm
  • Tính di truyền: phụ nữ có tiền sử gia đình mãn kinh sớm có nhiều khả năng gặp tình trạng mãn kinh sớm.
  • Khi hệ thống miễn dịch của cơ thể có chức năng chống lại các bệnh tật lại nhầm lẫn mà tấn công vào một phần của hệ thống của chính cơ thể. Điều này có khả năng làm tổn thương buồng trứng và ngăn chúng tạo ra nội tiết tố nữ. Bệnh tuyến giáp và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh phổ biến gây ra mãn kinh sớm.
  • Phẫu thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng, còn được gọi là phẫu thuật cắt bỏ hai bên. Đưa người phụ nữ vào thời kỳ mãn kinh ngay lập tức.
  • Hóa trị ung thư hoặc xạ trị vùng chậu đối với ung thư hệ sinh sản có thể gây tổn thương buồng trứng. Phụ nữ có thể ngừng chu kỳ kinh nguyệt, có vấn đề về sinh sản hoặc mất khả năng sinh sản.

2. Bệnh mãn kinh sớm có những trệu chứng nào?

Các triệu chứng của mãn kinh sớm có thể bao gồm:

  • Các chu kỳ kinh nguyệt không thường xuyên hoặc bị trễ.
  • Chu kỳ kinh nguyệt nặng hơn hoặc nhẹ hơn bình thường.
  • Nóng bừng (cảm giác ấm nóng đột ngột lan tỏa ở phần thân trên).

Những triệu chứng này là một dấu hiệu cho thấy buồng trứng đang sản xuất ít estrogen hơn. Cùng với các triệu chứng trên, một số phụ nữ có thể gặp phải các tình trạng sau:

  • Khô âm đạo (âm đạo cũng có thể trở nên mỏng hơn và kém linh hoạt hơn).
  • Kích thích bàng quang hay sự mất kiểm soát bàng quang (không tự chủ).
  • Thay đổi cảm xúc (khó chịu, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nhẹ).
  • Da khô, mắt khô hoặc miệng khô.
  • Mất ngủ.
  • Giảm ham muốn tình dục.

3. Đối tượng dễ mắc bệnh mãn kinh sớm

Bệnh mãn kinh sớm có thể xảy ra ở tất cả phụ nữ. Mãn kinh sớm có thể liên quan đến các yếu tố di truyền, đến các bệnh như bệnh tự miễn, bệnh tuyến giáp,..

Đối tượng bệnh mãn kinh sớm

Mãn kinh sớm có nguy cơ gia tăng ở những phụ nữ có người thân mắc các bệnh này. Phụ nữ còn có nguy cơ mãn kinh sớm do phẫu thuật hoặc đang điều trị ung thư. Hoặc các tình trạng khác cần phẫu thuật cắt bỏ các cơ quan sinh sản nữ.

4. Biến chứng do bệnh mãn kinh sớm gây ra là gì?

Việc mất đi estrogen do mãn kinh được cho là có liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của một số vấn đề về sức khỏe. Điều này, dần trở nên phổ biến hơn khi phụ nữ có tuổi. Cụ thể như:

  • Mất xương (loãng xương)
  • Bệnh tim
  • Bàng quang và ruột không còn hoạt động như trước
  • Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn
  • Xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn
  • Lực và trương lực cơ yếu đi
  • Tầm nhìn yếu hơn, và mắc các bệnh như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng

5. Biện pháp phòng ngừa mãn kinh sớm

Việc áp dụng các cách khác nhau để trì hoãn tuổi mãn kinh là điều cần thiết. Nó không chỉ đem lại lợi ích là làm chậm và giảm thiểu các rối loạn liên quan đến thời kỳ mãn kinh. Mà còn kéo dài giai đoạn tuyệt vời của cuộc sống.

Biện pháp phòng ngừa mãn kinh sớm

Những biện pháp cụ thể như:

  • Hệ thống sinh sản muốn hoạt động nhịp nhàng và ít bị ảnh hưởng thì cần có một nhịp sống thoải mái, không áp lực và giảm thiểu những stress.
  • Cần chú ý đến những chỉ định điều trị hóa chất và chiếu tia, đặc biệt là vị trí gần cơ quan sinh sản.
  • Ngoài ra cũng nên áp dụng các biện pháp bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên. Tăng cường sử dụng những thực phẩm giàu hormone sinh dục nữ rất có lợi cho cơ thể vì được nhận trực tiếp các hormon sinh dục tự nhiên. Các món ăn này được gọi là món ăn của nữ giới.

6. Biện pháp chẩn đoán mãn kinh sớm

Để chẩn đoán mãn kinh sớm, bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và lấy máu xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác. Chẳng hạn như mang thai và bệnh lý tuyến giáp.

Điều trị bệnh mãn kinh sớm

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để đo mức estradiol. Nồng độ estradiol thấp có thể chỉ ra rằng buồng trứng đang bắt đầu giảm chức năng. Khi nồng độ estradiol dưới 30, nó có thể báo hiệu rằng đây là thời kỳ mãn kinh.

7. Những biện pháp điều trị mãn kinh sớm hiện nay

Để điều trị mãn kinh sớm, thông thường hiện nay sẽ áp dụng những biện pháp sau:

  • Liệu pháp hormon: liệu pháp estrogen là lựa chọn điều trị hiệu quả nhất để làm giảm các cơn bốc hỏa mãn kinh. Estrogen cũng giúp ngăn ngừa loãng xương.
  • Estrogen âm đạo: để giảm khô âm đạo, estrogen có thể được sử dụng trực tiếp vào âm đạo bằng cách sử dụng kem âm đạo. Điều trị này chỉ giải phóng một lượng nhỏ estrogen, và được hấp thụ bởi các mô âm đạo.
  • Thuốc chống trầm cảm liều thấp: một số thuốc chống trầm cảm liên quan đến nhóm thuốc gọi là thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc có thể làm giảm các cơn bốc hỏa mãn kinh
  • Gabapentin được chấp thuận để điều trị co giật. Nhưng nó cũng đã được chứng minh là giúp giảm các cơn bốc hỏa. Thuốc này rất hữu ích ở những phụ nữ không thể sử dụng liệu pháp estrogen và ở những người cũng bị bốc hỏa vào ban đêm.
  • Clonidine, dạng viên hoặc miếng dán thường được sử dụng để điều trị huyết áp cao, có thể giúp giảm bớt cơn bốc hỏa.
  • Thuốc để ngăn ngừa hoặc điều trị loãng xương: Một số loại thuốc có sẵn giúp giảm mất xương và nguy cơ gãy xương. Bác sĩ có thể kê toa bổ sung vitamin D để giúp xương chắc khỏe.

Mong rằng với những kiến thức mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh mãn kinh sớm và cách điều trị cho bệnh. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì, độc giả vui lòng liên hệ hotline 0981.847.088.

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

DMCA.com Protection Status