Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Những Bài Tập Và Thực Phẩm Giúp Tăng Chiều Cao Nhanh Chóng
Chiều cao lý tưởng luôn là niềm mơ ước của rất nhiều bạn thấp lùn. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng chiều cao như gen di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống…
Theo Tạp chí Dân số thế giới thống kê năm 2019, người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới, chỉ cao hơn người Indonesia (158 cm), Philippines (161,9 cm) và Bolivia (160 cm).
Những yếu tố ảnh hưởng đến tăng chiều cao là gì?
Các nhà khoa học cho biết di truyền hay còn gọi là DNA, ảnh hưởng đến 80% chiều cao của một người.
Ngoài ra, nhiều yếu tố khác như dinh dưỡng, hoóc môn, mức độ hoạt động và điều kiện y tế.
DNA
Đây là yếu tố chính quyết định chiều cao của một người. Các nhà khoa học đã xác định được 700 gen khác nhau khi xác định chiều cao.
Hoocmon
Cơ thể sản xuất các hoóc môn chỉ dẫn sự tăng trưởng để tạo ra xương mới đó là 2 hoocmon giới tính và tuyến giáp
Giới tính
Nam giới có xu hướng cao hơn nữ giới, và thậm chí họ có thể phát triển lâu hơn.
Trung bình một người đàn ông trưởng thành cao hơn 14 cm so với phụ nữ trưởng thành.
Chế độ dinh dưỡng
Các nghiên cứu gần đây cho thấy ảnh hưởng thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi. Đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và iod.
Yếu tố về môi trường xã hội
Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển.
Môi trường thiếu vệ sinh, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh.
Tuổi 17 có phát triển chiều cao được nữa không?
Theo thống kê, nam giới thường kết thúc quá trình phát triển chiều cao muộn hơn so với nữ giới vì dậy thì chậm hơn.
Nhiều khảo sát đã chứng minh, nam giới ngừng phát triển chiều cao vào khoảng năm 22 tuổi.
Về mặt khoa học, nam giới sẽ kết thúc giai đoạn phát triển xương và chiều cao vào năm 20 tuổi.
Còn 2 năm tăng trưởng, song thông thường giai đoạn này sẽ chỉ tăng thêm khoảng 0,4cm.
Ở tuổi 17 trong giai đoạn dậy thì đang phát triển chiều cao nhưng chiều cao không thể trong thời gian ngắn mà tăng vọt lên được.
Chế độ ăn tăng chiều cao cho trẻ dậy thì cần lưu ý gì?
Trong gian đoạn dậy thì, tăng trưởng chiều cao diễn ra rất nhanh và mạnh. Nếu có chế độ dinh dưỡng thích hợp sẽ phát triển chiều cao tối ưu
Khi bước vào tuổi dậy thì, lượng năng lượng cần cung cấp cho trẻ mỗi ngày tương đương với mức của người trưởng thành.
Chế độ ăn cho trẻ dậy thì cần lưu ý vấn đề sau:
Carbohydrate: Là một trong ba thành phần dinh dưỡng chính cung cấp phần lớn năng lượng cho trẻ. Thành phần này có nhiều trong ngũ cốc nguyên hạt.
Lipid: Đây là thành phần quan trọng đối với trẻ ở tuổi dậy thì. Lipid cung cấp nhiều năng lượng và là yếu tố không thể thiếu để cơ thể hấp thu được các vitamin A, D, E, K.
Protein: Lượng năng lượng do protein cung cấp chiếm khoảng 15% tổng lượng năng lượng cần thiết hàng ngày.
Calci: Calci là yếu tố không thể thiếu để trẻ phát triển xương nhằm giúp xương chắc khỏe. Mỗi ngày trẻ cần được cung cấp 1200 mg calci.
Sắt: Sắt rất quan trọng đối với trẻ trong giai đoạn dậy thì. Đặc biệt là ở trẻ gái Trẻ trai cần 12 – 18 mg/sắt mỗi ngày. còn ở trẻ gái nhu cầu sẽ cao hơn, 20 mg/sắt mỗi ngày.
Xem thêm >>> Cải thiện tình trạng thấp lùn cho con trẻ
Những thực phẩm nào giúp bạn tăng chiều cao?
Dinh dưỡng hằng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao.
Vì vậy, để cải thiện chiều cao, cần phải có những giải pháp can thiệp mạnh mẽ, đặc biệt là về dinh dưỡng
Ngũ cốc
Ngũ cốc chứa chất xơ, vitamin, sắt, magiê, selen và giàu calo nên rất quan trọng trong phát triển chiều cao của trẻ nhỏ.
Trứng
Trứng là thực phẩm giàu protein, có khả năng tổng hợp được chất dinh dưỡng rất lớn. Ăn nhiều trứng sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình phát triển chiều cao.
Hải sản giàu canxi
Canxi chiếm 99% trong cấu trúc xương và răng, thiếu hụt chất này sẽ làm hạn chế chiều cao cơ thể. Hải sản giàu canxi như cua, ốc, tôm, tép, cá…
Sữa
Sữa là nguồn dinh dưỡng chính trong việc cung cấp canxi giúp cho sự phát triển toàn diện của cơ xương.
Rau và hoa quả tươi
Một số thực phẩm cung cấp nguồn vitamin A dồi dào là đu đủ, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, xoài, dưa hấu và quả mơ.
Các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt cũng hỗ trợ cơ thể trẻ phát triển.
Những bài tập giúp tăng chiều cao tại nhà
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, để nâng cao sức khỏe cải thiện chiều cao.
Mỗi người cần có chế độ luyện tập thể dục phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của mình để tăng chiều cao tối ưu
Nhảy dây
Đây là bài tập thể dục giúp kích thích tăng chiều cao hiệu quả vì bài tập này tác động vào chân của bạn.
Hơn nữa, nhảy dây cũng là một bài tập cho hệ tim mạch tuyệt vời, giữ cho hệ tuần hoàn luôn hoạt động chặt chẽ.
Bơi lội
Bơi lội không chỉ là một môn thể thao mà còn là một thói quen lành mạnh, giúp con bạn luôn năng động.
Môi trường trong nước giúp cho xương khớp được thả lỏng và phát triển mà không chịu bởi các lực tác động nào
Chạy bộ
Chạy bộ là một bài tập tuyệt vời, không chỉ dành cho trẻ em mà đôi khi còn đem lại nhiều lợi ích cho người lớn. Chạy bộ giúp củng cố xương ở chân và cũng làm tăng lượng GH.
Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng với chúng ta đặc biệt là lứa tuổi đang phát triển chiều cao.
Khi trẻ ngủ sâu, não sẽ bài tiết ra nhiều hormone tăng trưởng là GH. Chất này tác động trực tiếp lên hệ cơ xương.
Bài tập kéo dãn cơ thể
Bài tập này giúp kéo dài cột sống và cũng cải thiện tư thế của con bạn mọi lúc mọi nơi mà không tốn quá nhiều thời gian, công sức.
Các bài tập có thể là những động tác đơn giản tiến hành lồng ghép trong những sinh hoạt hằng ngày.
Bài tập treo mình
Khi trẻ treo mình đu qua, trọng lực sẽ giúp cột sống kéo giãn và trở nên thon dài. Đó là chi tiết quan trọng để các đốt sống dài ra và trẻ sẽ trở nên cao hơn.
Ngoài ra, việc treo mình thường xuyên cũng có thể giúp sức cơ của các cơ bắp trên cánh tay và dọc sống lưng được mạnh mẽ hơn.
Hy vọng với bài viết trên đây đã cung cấp thêm những thông tin kiến thức bổ ích cho bạn. Nếu bạn có thắc mắc hay cần hỗ trợ gì hãy liên hệ qua hotline 0981847088.
Nguồn tham khảo: Vinmec.com