Hiển thị 1–12 của 74 kết quả

Bệnh Thoái Hóa Khớp Gối

Thoái hóa khớp gối là bệnh rất phổ biến ở cao tuổi, cũng là căn bệnh gây tàn phế cao nhất hiện nay.

Đây là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp gối, biểu hiện là sự biến đổi ở bề mặt sụn khớp. Sau đó là biến đổi ở bề mặt khớp, hình thành các gai xương.

Bệnh thường gặp ở nữ giới chiếm tỷ lện đến 80%. Thoái hóa khớp thường tăng theo độ tuổi.

Ở độ tuổi dưới 26, chỉ khoảng 4,6% ở nam, 4,9% ở nữ. Đến độ tuổi 27- 45, tỉ lệ này lại tăng với 18,6% ở nam và 9,3% ở nữ . Đến độ tuổi 46 – 60 tỉ lệ thoái hóa khớp gối tăng lên đến là 50%.

bệnh thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời.

Bệnh gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bởi những cơn đau nhức, sưng tấy ở gối diễn ra thường xuyên.

Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì?

Do tuổi tác:

Khi tuổi càng cao, quá trình tổng hợp của sụn càng bị suy giảm.

Sau độ tuổi trưởng thành tế bào sụn cũng không có khả năng sinh sản và tự tái tạo.

Giới tính:

Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh viêm khớp hơn nam giới.

Nguyên nhân do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, và thói quen đi giày cao gót.

Thừa cân hoặc béo phì:

Việc thừa cân sẽ tạo áp lực lên hai khớp gối, sụn khớp nhanh hao mòn và hỏng dần theo thời gian.

Chấn thương do chơi thể thao hoặc tai nạn:

Những rủi ro làm gãy xương bánh chè, đầu dưới xương đùi, giãn hoặc đứt dây chằng…đều khiến sụn bị tổn thương nghiêm trọng.

Di truyền:

Một số người bị thoái hóa khớp là do yếu tố di truyền.

Vận động quá sức:

Lao động nặng hoặc chơi thể thao, tập luyện ở cường độ cao cũng dẫn đến thoái hóa khớp

Không thường xuyên hoạt động thể dục:

Lười tập thể dục có thể khiến các cơ bị lỏng lẻo, các khớp xương thiếu độ linh hoạt, cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng dễ bị sai lệch.

Sử dụng thuốc corticoid không đúng cách:

Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị chống dị ứng, kháng viêm, nếu lạm dụng có thể càng làm tăng mức độ thoái hóa khớp.

Hệ miễn dịch phá hủy:

Sụn khớp vốn không được nuôi dưỡng bởi mạch máu mà là bởi dịch khớp, do đó nó không được nhận biết là một phần của cơ thể

Biến dạng xương:

Nếu trẻ sinh ra có biến dạng xương hoặc sụn thì sẽ có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học:

Việc ăn uống thiếu chất khiến túi hoạt dịch tiết ra ít chất nhờn, uống rượu bia quá nhiều khiến sụn khớp bị hủy hoại nghiêm trọng.

Bệnh lý khác:

Nhiều bệnh khác cũng có ảnh hưởng xấu đến xương khớp và sụn như béo phì, gút, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, …

Thoái hóa khớp có những triệu chứng như thế nào?

Bệnh là hệ quả của quá trình sinh học và cơ học làm mất đi lớp đệm tự nhiên là sụn và xương dưới sụn.

Sụn thoái hóa  mất đi tính đàn hồi, không thể bảo vệ được phần đầu xương

bệnh thoái hóa khớp gối

Một số triệu chứng cơ bản của bệnh như:

  • Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng.
  • Khớp cứng và khó cử động sau khi ở yên một chỗ lâu. Mất linh hoạt.
  • Khớp gối có thể bị sưng to.
  • Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng (chân chữ O) hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.

Đối tượng dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối

Từ nguyên nhân gây bệnh, có thể kể đến các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối như sau:

  • Tuổi tác: những người lớn tuổi, đặc biệt người già có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối.
  • Những người lao động chân tay nặng nhọc, mang vác nhiều.
  • Những người béo phì.
  • Những người có tiền sử bị chấn thương khớp như đứt dây chằng khớp gối, vỡ, nứt lồi cầu dưới xương đùi…

Bệnh thoái hóa khớp gối gây ra những biến chứng nguy hiểm nào?

Bệnh gây ra những cơn đau mạn tính gây khó chịu cho người bệnh.

Nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

  • Cứng khớp
  • Hạn chế vận động, đi lại khó khăn, thậm chí phải sử dụng nạng.
  • Biến dạng khớp gối, chi dưới bị cong, vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
  • Teo cơ.
  • Chứng vôi hóa sụn khớp.
  • Bại liệt, tàn phế, phải dùng đến xe đẩy hoặc ngồi xe lăn để hỗ trợ đi lại.
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Giảm năng suất làm việc
  • Tăng cân, ít tập thể dục dẫn đến tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gout…

Xem thêm >>> Quy trình điều trị thoái hóa khớp bằng Tế bào gốc

Bệnh thóai hóa khớp gối có những giai đoạn nào?

Dựa vào sự tổn thương củ khớp gối thì bệnh được chia làm 4 giai đoạn:

Thoái hóa khớp gối cấp độ 1

Thoái hóa khớp gối không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, tại khớp gối chưa có nhiều dấu hiệu bất thường.

Bệnh nhân đi lại vận động bình thường. Có thể xuất hiện đau khớp gối khi bệnh nhân hoạt động quá nhiều vùng khớp gối.

Tại khớp gối không có hiện tượng sưng nóng đỏ đau, không xuất hiện sự biến dạng.

Điều trị bệnh:

Chủ yếu điều trị triệu chứng. Trường hợp không có triệu chứng thì có thể hỗ trợ bằng các bài tập thể dục.

Đồng thời, sử dụng kết hợp một số dòng thuốc bổ khớp để làm chậm sự tiến triển của bệnh, bảo vệ khớp gối.

Thoái hóa khớp gối cấp độ 2

Được gọi là giai đoạn tiến triển nhẹ, lớp sụn khớp chưa bị tổn thương nhiều, nhờ đó hoạt động của khớp gối vẫn được bình thường.

Tuy nhiên, một số bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn này đã có sự hình thành các gai xương nhỏ.

Khi bệnh nhân vận động, gai xương sẽ chạm vào các tổ chức mô trong ổ khớp. Làm đau mỏi nhất là khi vận động nhiều hay làm việc quá sức.

Có thể có hiện tượng cứng khớp khi trời lạnh hoặc khi ít vận động khớp gối.

Điều trị bệnh:

Giai đoạn này tình trạng khớp gối bắt đầu có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự vận động của khớp.

Do vậy, bệnh nhân cần phải thận trọng trong các hoạt động sinh hoạt làm việc đặc biệt công việc có liên quan đến khớp gối.

Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân. Thừa cân béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối

Tập luyện thể dục thể thao đặc biệt các môn như bơi lội, yoga, khí công dưỡng sinh,…rất tốt cho khớp gối.

Bệnh nhân có thể dùng các thuốc đường uống hoặc các thuốc và chế phẩm tiêm nội khớp.

Thoái hóa khớp gối cấp độ 3

Giai đoạn này, lớp sụn khớp bị tổn thương rõ nét, gai xương nhiều làm khớp bị biến dạng gây ảnh hưởng đến sự vận động của khớp.

thoái hóa khớp gối cấp 3

Các cơn đau khớp gối xuất hiện thường xuyên hơn, đi lại vận động khó khăn nhất là khi leo cầu thang, đứng lâu, đi nhiều, ngồi xổm…

Cứng khớp buổi sáng xảy ra thường xuyên.

Có thể xuất hiện các đợt viêm khớp gối gây sưng nóng đỏ đau, thậm chí có thể tràn dịch.

Một số trường hợp có biểu hiện vẹo khớp gối.

Điều trị bệnh:

  • Dùng thuốc kết hợp thuốc giảm đau chống viêm không steroid với các thuốc bổ trợ khớp cùng với các phương pháp vật lý trị liệu.
  • Điều chỉnh thói quen ăn uống sinh hoạt khoa học, hạn chế vận động nặng hay vận động quá nhiều vùng khớp gối.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân.
  • Tập luyện thể dục thể thao đặc biệt các môn như bơi lội, đạp xe đạp, yoga…
  • Bệnh nhân có thể dùng các thuốc đường uống hoặc các thuốc và chế phẩm tiêm nội khớp.
  • Bệnh nhân cũng có thể phải điều trị bằng phẫu thuật như nội soi khớp cắt lọc, đục xương chỉnh trục…

Thoái hóa gối cấp độ 4

Ở giai đoạn 4, lớp sụn gần như bị bào mòn hoàn toàn rồi bong tróc để lộ các đầu xương.

Do đó bệnh nhân bị hạn chế vận động khớp gối, đau khi vận động, có thể nghe tiếng lạo xạo lục cục khi vận động khớp gối.

  • Đau nhức thường xuyên liên tục, có những cơn đau khớp dữ dội, đau tăng khi vận động.
  • Cứng khớp buổi sáng.
  • Biến dạng khớp gối do hẹp khe khớp, dính khớp, gây lệch trục.
  • Viêm khớp gối xảy ra thường xuyên hơn, tràn dịch khớp gối.

Điều trị bệnh giai đoạn này:

Điều trị tích cực kết hợp nội khoa với vật lý trị liệu để hạn chế, cải thiện sự biến dạng khớp. Đồng thời phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân.

Trường hợp không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa cần chỉ định tiến hành điều trị ngoại khoa như nội soi khớp…

Xem thêm >>> Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối hiện vẫn là một trong những tác nhân hàng đầu gây tàn phế.

Để phòng tránh bệnh bạn có tham khảo những cách sau:

  • Tập thể dục đều đặn và đúng cách, tập luyện các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe đạp, tránh những động tác quá mạnh
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, giàu canxi và khoáng chất, tránh ăn nhiều chất béo, tránh dùng rượu bia…
  • Kiểm soát cân nặng tốt, tránh thừa cân, béo phì.
  • Giới văn phòng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc cần nghỉ giải lao, thay đổi tư thế sau mỗi 20 phút để tránh cơ và khớp bị mỏi.
  • Xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày, vào buổi sáng và chiều, việc massage giúp cơ bắp thư giãn, lưu thông máu.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên chủ động tìm hiểu kiến thức về bệnh lý xương khớp

Hy vọng bài viết mà chúng tôi chia sẻ trên đây, đã cung cấp thêm những thông tin bổ ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0981847088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

DMCA.com Protection Status