Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Kiến Thức Tổng Quan Bệnh Tinh Trùng Yếu
Bệnh tinh trùng yếu được hiểu như là tình trạng suy giảm chất lượng tinh trùng. Bệnh là nguyên nhân hàng đầu gây vô sinh, hiêm muộn ở nam giới. Việt Nam là nước có tỷ lệ vô sinh cao trên thế giới với tỷ lệ khoảng 7.7% tương đương một triệu cặp vợ chồng vô sinh
Chính vì điều này, nam giới cần có thái độ và hiểu biết đúng đắn về sức khỏe sinh sản của bản thân để kịp thời phát hiện và đến khám tại các cơ sở y tế.
1. Hiểu thế nào là tinh trùng yếu
Tinh trùng được sản xuất từ các ống sinh tinh, nằm trong tinh hoàn. Sự sản xuất tinh trùng kéo dài gần như trong suốt cuộc đời của một người đàn ông. Ở ngoài cơ thể người, tinh trùng chỉ tồn tại từ 30 đến 60 phút.
Sau khi được phóng thích vào âm đạo của người phụ nữ, vì môi trường axit ở đây nên chỉ số ít tinh trùng khỏe mạnh mới sống sót được để di chuyển vào buồng tử cung và tiến hành thụ tinh với noãn.
Ở nam giới khỏe mạnh, trung bình một phút có 72.000 tinh trùng được tạo ra, và hơn 100 triệu con trong một ngày
Trong mỗi lần xuất tinh, lượng tinh dịch được phóng ra khoảng 2-5 ml, trong đó chứa 60-80 triệu tinh trùng/ml. Tinh trùng được xem là khỏe mạnh khi có trên 75% di động, trên 25% di động nhanh và trên 30% có hình dạng bình thường
Tinh trùng yếu là khi tỷ lệ tinh trùng di động thấp hơn 75%. Tức là tỷ lệ chết và không di động cao hơn 25%, trong đó tinh trùng di động thấy được chiếm ít hơn 50% và di động nhanh chiếm ít hơn 25%. Lượng tinh dịch mỗi lần xuất tinh ít hơn 2ml và số lượng tinh trùng ít hơn 40 triệu con là tinh trùng ít
2. Nguyên nhân gây ra tinh trùng yếu
Tinh trùng yếu do nhiều nguyên nhân gây ra, liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt của người đàn ông.
Nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng như: thói quen tắm nước quá nóng, mặc quần quá chật, đặt laptop lên đùi liên tục khi làm việc làm tinh hoàn nóng lên….
- Thường xuyên thức khuya, uống rượu, hút thuốc và sử dụng các chất gây nghiện cũng làm suy giảm chức năng sinh tinh của tinh hoàn.
- Chế độ ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng cũng ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tinh trùng.
- Các bệnh lý của cơ quan sinh sản nam giới như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh hoàn lạc chỗ, ống vận chuyển tinh trùng bị lỗi do phẫu thuật, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virus làm teo hoặc hoại tử tinh hoàn khiến tinh trùng yếu.
- Các bệnh lý toàn thân như đau dạ dày, tăng huyết áp, đái tháo đường… đòi hỏi điều trị thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống trầm cảm cũng có thể dẫn tới bệnh tinh trùng yếu.
- Mất cân bằng nội tiết, giảm hóc môn nam giới.
- Một số rối loạn di truyền.
3. Bệnh tinh trùng yếu có những triệu chứng nào?
Dưới đây là những biểu hiện khi bị tinh trùng yếu các bạn nam cần chú ý:
- Tinh dịch loãng và ít hoặc vón cục là một trong những biểu hiện đầu tiên. Tinh dịch của một người khỏe mạnh khoảng 2-5ml mỗi lần xuất tinh, chứa khoảng 60-80 triệu tinh trùng/ml tinh dịch, có độ sệt vừa phải, không loãng và không vón cục.
- Tinh dịch không hóa lỏng cũng là một đặc điểm bất thường. Bình thường, sau khi xuất tinh từ 15-30 phút, tinh dịch sẽ chuyển từ trạng thái sệt, dính sang lỏng. Tình trạng tinh dịch bị đông đặc cũng sẽ cản trở tinh trùng đến gặp trứng.
- Tinh dịch màu vàng xanh hoặc màu xanh: Đây là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc các bệnh viêm nhiễm như viêm niệu đạo, viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt….
- Tinh dịch có màu nâu: thường là do tinh dịch có lẫn máu. Hiện tượng này thường đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, đau tức dương vật….
4. Những yếu tố tăng nguy cơ bệnh tinh trùng yếu
Thói quen sinh hoạt chính là yêu tố chính dẫn đến bạn dễ có nguy cơ mắc bệnh tình trùng yếu.
Cụ thể như:
- Hút thuốc lá và uống rượu: Chứa nhiều chất có hại như nicotin, chất chứa vòng thơm benzen làm giảm tính di động của tinh trùng. Rượu và thuốc lá còn gây hại cho gen, tăng tinh trùng bị đột biến.
- Mặc quần quá chật làm tăng nhiệt độ ở vùng kín, làm tinh hoàn nóng lên, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới.
- Dùng điện thoại di động: nhiều chuyên gia cho rằng nhiệt và bức xạ tỏa ra từ điện thoại di động có thể làm giảm khả năng vận động của tinh trùng
- Trọng lượng của cơ thể quá béo khi BMI khoảng từ 24-35 hoặc quá gầy khi BMI<18,5 cũng giảm lượng tinh trùng.
- Tập thể dục quá nhiều làm giảm hóc môn testosterone và số lượng tinh trùng. Ngoài ra, đạp xe đạp quá thường xuyên cũng có thể tổn thương tinh hoàn và tầng sinh môn.
- Tiếp xúc với hóa chất độc hại như kim loại nặng, các chất diệt côn trùng, chất bảo quản cũng làm giảm số lượng tinh trùng.
- Ăn thực phẩm chế biến thường xuyên có thể làm giảm số lượng tinh trùng tới 30%.
6. Biện pháp phòng ngừa bệnh tinh trùng yếu là gì?
Để đảm bảo chất lượng tinh trùng, nam giới cần hạn chế mọi yếu tố gây hại, xây dựng một lối sống lành mạnh
- Ăn uống đầy đủ, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Đặc biệt ăn nhiều cá giúp tăng số lượng tinh trùng.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn, không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích.
- Tránh tắm nước quá nóng. Nhiệt độ nước thích hợp để tắm vào khoảng 34 độ.
- Không mang áo quần quá chật.
- Không đặt laptop trên đùi để làm việc.
- Không bỏ điện thoại ở túi quần.
- Tránh hoạt động thể chất quá mạnh, hoặc các hoạt động có nguy cơ tổn thương tinh hoàn
6. Những biện pháp chẩn đoán bệnh tinh trùng yếu
Để chẩn đoán chính xác bệnh bác sĩ cần thực hiện thăm khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm, quan trọng nhất là tinh dịch đồ.
Thăm khám lâm sàng
Bao gồm việc khám cơ quan sinh dục ngoài, đồng thời đặt câu hỏi về các bệnh lý mắc phải trước đây, thói quen sinh hoạt tình dục.
Tinh dịch đồ
Tinh dịch sẽ được lấy và đem đi phân tích về các thông số như số lượng và tính di động của tinh trùng. Có nhiều cách để thu thập tinh dịch.
Khi làm điều này, chúng ta cần lưu ý:
- Đảm bảo lấy hết toàn bộ tinh dịch để làm mẫu
- Kiêng xuất tinh ít nhất 2 ngày nhưng không quá 11 ngày trước khi lấy mẫu
- Mẫu thứ hai phải được lấy ít nhất 2 tuần sau khi lấy mẫu đầu tiên
- Không sử dụng các chất bôi trơn vì ảnh hưởng đến khả năng di động của tinh trùng.
Tùy thuộc vào những bất thường lúc đầu, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm một số xét nghiệm để tình ra nguyên nhân nền của tình trạng tinh trùng yếu, bao gồm:
- Siêu âm tinh hoàn
- Định lượng hóc môn tuyến yên, hóc môn nam giới
- Xét nghiệm nước tiểu sau xuất tinh để phát hiện tình trạng xuất tinh ngược
- Phân tích gen
- Sinh thiết tinh hoàn
- Siêu âm tuyến tiền liệt
7. Điều trị bệnh tình trùng yếu
Để điều trị bệnh tình trùng yếu, ta phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân là do lối sống không lành mạnh, người bệnh cần bắt đầu thay đổi lối sống của mình. Hạn chế tối đa các yếu tố có hại đến số lượng và chất lượng của tinh trùng.
Nếu nguyên nhân là các bệnh lý toàn thân hay các bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản thì bác sĩ sẽ đề xuất một số phương pháp điều trị phù hợp như:
- Thuốc kháng sinh: dùng để điều trị các bệnh viêm nhiễm
- Liệu pháp hormon và thuốc nội tiết: khi mất cân bằng nội tiết tố
- Phẫu thuật: nếu nguyên nhân là do giãn tĩnh mạch tinh hoàn hoặc tắc ống dẫn tinh.
Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý tinh trùng yếu và cách điều trị bệnh. Nếu cần hỗ trợ, tư vấn bạn vui lòng liên hệ qua hotline 0981.847.088. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: Vinmec.com