Tư Vấn Chân Thành - Sức Khỏe An Lành
Bạn biết gì về bệnh viêm đường hô hấp trên?
Viêm đường hô hấp trên là quá trình nhiễm trùng của một hoặc nhiều các bộ phận như thanh quản, đường mũi, hầu họng…
Đây là một bệnh lý phổ biến trên thế giới đặc biệt là ở Việt Nam một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường. Điều này càng làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
Theo ước tính, trong năm 2015 có 17.2 tỉ ca mắc nhiễm khuẩn hô hấp trên trên toàn thế giới. Năm 2014 đã có 3000 ca tử vong do nhiễm khuẩn hô hấp trên.
Nguyên nhân bệnh viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là tình trạng viêm nhiễm ở các bộ phận thuộc đường hô hấp trên bao gồm: mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản.
Là những bộ phận có chức năng lấy không khí từ bên ngoài cơ thể, làm ấm, sưởi ấm và lọc khí trước khi đưa vào phổi.
Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên rất dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm.
Nguyên nhân viêm đường hô hấp trên do một số virus và vi khuẩn lành tính gây nên.
Thông thường các tác nhân gây bệnh cần phải vượt qua một số hàng rào vật lý và miễn dịch của cơ thể.
Tuy nhiên các virus và vi khuẩn xâm nhập cũng có những cơ chế chống lại các hàng rào của cơ thể.
Chúng có thể sản sinh ra các chất độc để điều chỉnh hệ thống phòng ngự của cơ thể.
Hoặc biến đổi hình dạng, cấu trúc protein bao bọc bên ngoài để tránh bị phát hiện bởi hệ miễn dịch.
Video đề xuất: Những lưu ý về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
https://www.youtube.com/watch?v=QwudoYGrGm0
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên là gì?
Mặc dù bệnh viêm đường hô hấp trên có triệu chứng không nặng nhưng lại là một trong các nguyên nhân khiến bệnh nhân phải nghỉ học, nghỉ lao động.
Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng hô hấp trên:
- Nghẹt mũi
- Chảy nước mũi
- Hắt hơi
- Đau rát họng
- Đau khi nuốt
- Ho
- Mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, sốt cao
- Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.
Yếu tố dẫn đến viêm đường hô hấp trên
Thông thường, các nhiễm trùng hô hấp trên do các loại virus hô hấp thường gặp gây ra và có thể tự khỏi sau 3–5 ngày.
Người lớn khỏe mạnh hầu như không gặp biến chứng gì.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ và người lớn tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và có thể đang mắc nhiều bệnh nội khoa khác.
Vì vậy nhiễm trùng hô hấp trên là cơ hội để các vi khuẩn tấn công và gây ra viêm phổi nặng.
- Tiếp xúc với người bệnh
- Không rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh
- Tiếp xúc với trẻ em ở trường học, hoặc một nhóm người ở nơi làm việc, du lịch…
- Hút thuốc hoặc hút thuốc thụ động: khói thuốc làm giảm khả năng bảo vệ của lớp nhầy niêm mạc đường hô hấp và làm hỏng lớp nhung mao ở đường hô hấp trên
- Các trường suy yếu miễn dịch như bệnh nhân có HIV, ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày
- Những bệnh nhân có bất thường về giải phẫu, sinh lý đường hô hấp như chấn thương vùng mặt
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là bệnh dễ mắc và thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, vì vậy, biện pháp phòng bệnh được đặt lên hàng đầu:
- Cho bé tiêm đầy đủ mọi chương trình tiêm chủng quốc gia.
- Cho trẻ bú đầy đủ sữa mẹ, không nên cai sữa quá sớm.
- Hạn chế cho bé đến nơi đông người vào mùa dịch bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt là thói quen rửa tay trước khi ăn để diệt trừ virus.
- Cho bé có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ mọi dưỡng chất để chủ động hơn trong việc tăng sức đề kháng cho bé.
Biện pháp điều trị bệnh viêm đường hô hấp trên không dùng thuốc
Bản thân bệnh viêm đường hô hấp trên không quá nguy hiểm và có khả năng chữa dứt điểm.
Dưới đây là những biện pháp bạn có thể tham khảo để chữa khỏi bệnh cho bé
Với trẻ bị ngạt mũi, chảy nhiều nước mũi:
- Làm thông thoáng mũi cho bé bằng cách lấy khăn khô mềm (khăn giấy là tốt nhất).
- Dùng nước muối sinh lý loại dành cho trẻ em, nhỏ vào 2 bên mũi để làm loãng dịch mũi, sau đó lấy dịch mũi ra bằng dụng cụ hút mũi.
- Làm thông mũi cho bé trước khi cho bé ăn hoặc bú sữa nếu dịch mũi của bé quá nhiều, đặc quánh.
- Không nên lạm dụng nước muối sinh lý để làm thông thoáng mũi cho bé, vì dễ gây teo niêm mạc mũi.
- Nên đặt bé nằm cao đầu hoặc bế bé ở tư thế đứng song song với cơ thể mẹ.
- Giữ ấm cơ thể cho bé khi thời tiết lạnh, vệ sinh cho bé sạch sẽ, tránh ở những nơi ẩm thấp.
Với trẻ bị sốt cao:
- Nếu trẻ bị sốt ở mức nhiệt từ 37,5 – 38,5 độ C, hãy cho bé nằm trong phòng mát, mặc quần áo thoáng mát.
- Cho bé uống nhiều nước, lau mát cho bé ở các vùng trán, nách, bẹn bằng nước ấm.
- Cho bé ăn uống đầy đủ, đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ để theo dõi xem trẻ có sốt không.
- Với trẻ sốt trên 38.5 độ C: vẫn tiếp tục lau mát ở các vùng trán, nách, bẹn cho bé bằng nước ấm.
- Cho bé dùng thuốc hạ sốt loại uống hoặc loại đặt hậu môn (thuốc paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần).
- Có thể kết hợp cho bé tắm nước ấm để hạ nhiệt độ cơ thể, tránh bị co giật khi sốt quá cao.
Với các triệu chứng ho:
- Ta có thể cho trẻ ăn quất hấp với đường kính và gừng cũng sẽ giúp giảm ho hiệu quả.
- Ngoài ra khi ho nhiều có thể sử dụng một số thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê toa của bác sĩ.
Với trường hợp trẻ bị nôn:
- Khi trẻ bị nôn, bạn hãy cho bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên, làm sạch chất nôn ở miệng, mũi, họng,…
- Nếu trẻ bị nôn nhiều kèm theo mắt trũng, da nhăn nheo, trẻ mệt li bì thì nên mang bé đến ngay bác sĩ
Hy vọng, bài viết chia sẽ trên đây đã giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ qua hotline 0981847088 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo: Vinmec.com